THỦ ĐOẠN BÓC LỘT CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN qua Thương mại quốc tế


Vai trò của thương mại quốc tế đối với nhân loại toàn cầu là cái không ai có thể phủ nhận. Từ luận thuyết về “Lợi thế so sánh tuyệt đối” của Adam Smith, đến “Lợi thế so sánh tương đối” của David Ricardo, rồi phát triển lên thành “Chi phí cơ hội” của Haberlar. Nhưng dường như các nhà kinh tế này đều hoặc là cố ý né tránh, hoặc là cố gắng lý giải vấn đề về sự chênh lệnh về giá cả (tôi dùng “giá cả” chứ không phải là “giá trị”) theo hướng có lợi cho các nước tư bản phát triển. Trong vấn đề nghiên cứu giành được giải Nobel kinh tế học về “Lợi thế so sánh tương đối”, nó còn được gán cho một cái “động cơ” là: nhằm thuyết phục các nước giàu có, phát triển chấp nhận thương mại quốc tế, vì thương mại quốc tế không những làm giàu và có lợi cho nước nghèo mà còn có lợi cho cả nước giàu.

Điều này thật buồn cười!

Hậu quả này bắt nguồn từ lỗi của cụ Adam Smith, khi cụ chỉ đưa ra được lợi thế so sánh tuyệt đối, tức là: nếu như năng suất sản xuất mây tre đan của Việt Nam cao hơn của Nhật Bản và Nhật Bản sản xuất hàng điện tử cao cấp tốt hơn Việt Nam thì để tạo ra tổng giá trị toàn cầu lớn hơn, thoả mãn nhu cầu của cả hai nước thì hai nước này nên lựa chọn một cái mình làm tốt hơn để sản xuất (chuyên môn hoá  – phân công lao động toàn cầu) rồi sau đó trao đổi cho nhau.

Nhưng trên thực tiễn, các nước tiên tiến hầu như năng suất lao động ở tất cả các ngành và lĩnh vực đều cao hơn những nước trong thế giới thứ ba, vậy vì lý do gì họ lại phải “thương mại quốc tế”. Và thế là cụ David Ricardo có điều kiện để tung hoành. Cụ chỉ ra không cần sự so sánh tuyệt đối như thế, mà chỉ cần ở mức tương đối thôi, tức là tính trên hiệu suất lao động của các ngành trong nước, quốc gia đó sẽ tập trung sản xuất ở các ngành mà hiệu suất của nó cao hơn ngành khác trong chính quốc gia mình (Điều này tương tự như trong “Chiến lượt lấn át” của Lý thuyết trò chơi vậy – đó là chiến lược tối ưu của ta so với các chiến lược khác của chính ta). Và bằng các con số và phương trình toán học ông chứng minh rất thuyết phục rằng: nếu như nước giàu chấp nhận “đánh đổi” – thương mại quốc tế – họ sẽ có lợi.

Nhưng xã hội không vận động theo các công thức và phương trình toán học, nó vận động theo ý chí của kẻ mạnh. Từ đó lòi ra sự “bóc lột” của chủ nghĩa tư bản:

             Trước hết:  với khoa học và công nghệ hiện đại, chủ nghĩa tư bản dựa vào cái gọi là “kinh tế tri thức” để đẩy giá cả lên cao – (dù hao phí cho sản phẩm đó được biện minh bằng sự hao phí của cả nhà nước và người dân trong và cho hệ thống, chương trình giáo dục) – khi bán ra các nước thế giới thức ba. Vì giá trị là một trục thẳng nằm ngang, nhưng giá cả là một “dòng điện xoay chiều” với biểu đồ hình sin, với tất cả mọi vấn đề tác động theo: cung cầu, sức mua của đồng tiền, chênh lệch tỷ giá hối đoái, thông tin, thương hiệu, sự bảo hộ thị trường nội địa mang tính tất yếu của các nước thứ ba cùng chín sách thuế xuất khẩu 0% của các nước này. Điều này làm cho người dân các nước thế giới thứ ba phải mua hàng hoá của các nước tư bản phát triển và có khi là hàng hoà của chính các nước thế giới thứ ba với giá đắt đỏ. Nhưng họ lại mua lại những nguyên liệu thô từ các nước này với giá rẻ mạt. Vậy là tài nguyên thiên nhiên của các nước thế giới thứ ba chảy hết qua họ với giả rẻ mạt, họ càng có điều kiện giảm giá thành đầu vào (tư bản cố định). Đồng thời, với sự bất công trong giá cả thương mại quốc tế, một lượng rất lớn “m” tại các nước thế giới thứ ba sẽ không thể nào bay vào túi của các nhà tư bản dân tộc, mà nó sẽ theo các con thuyền của những công ty “logistic” chảy thẳng vào túi các nhà tư bản phát triển. Họ làm gì với khoản lợi khổng lồ này: họ thực hiện an sinh xã hội, nâng lương cho các công nhân của nước họ, để thực hiện cái gọi là “Tuyệt đối không đặt kẻ địch vào thế chân tường” – vấn đề này sẽ được bàn luận sau.

              Thứ hai:  hàng hoá các nước thế giới thứ ba có dễ dàng vào nước họ không? Các Hiệp định Thương mại quốc tế, các nguyên tắc “Tối huệ quốc”, “Đãi ngộ quốc gia”, các rào cảng phi thuế quan về chất lượng và tiêu chuẩn hàng hoá, Điều ước về Chống bán phá giá. Tất cả, tất cả, khi đọc ngoài câu chữ thì công bằng lắm, những khi vấn đề phát sinh, cũng chính dựa vào những câu chữ tưởng như thuận lợi đó, các nước thế giới thứ ba luôn bị thua cuộc. Thua cuộc trong các cuộc kiện cáo, hoặc anh phải chấp nhận cạnh tranh bất lợi; hoặc anh phải bán cho tôi với không thương hiệu và sản phẩm của anh sẽ mang thương hiệu của tôi; hoặc anh rơi vào tình trạng phá sản, lúc đó, tôi đã chờ sẵn ở đây, anh có cần tôi đứng ra tổ chức giúp anh, mua lại anh, hay nắm cổ phần chi phối anh không, tôi không tin là anh từ chối. Và một lượng tài sản lớn nữa lại chảy về các nhà tư bản tại các nước phát triển, họ làm gì với khoản tiền khổng lồ này, họ thực hiện an sinh xã hội, nâng lương cho người lao động tại nước họ. Họ tạo ra: How is the nice country! trong tư tưởng của người dân trong các nước thế giới thứ ba, những người đã bị họ sõ mũi, kéo đi. Họ hạnh phúc làm sao khi những kẽ họ bóc lột, chà đạp lại ca tụng họ, tung hô họ, ngưỡng mộ họ.

            Thủ đoạn bóc lột này được nhân ra mãi, tồn tại mãi vì sự thiếu nhận thức đúng đắn, và thiếu tri thức mang tầm thời đại của người dân tại các nước nghèo, các nước đang phát triển.

Хоанг Дык ngày 14 tháng 10 2012

By Mặt Trận Thanh Niên Chống Phản Động Posted in Khu tranh luận

Bình luận về bài viết này