Cùng một việc, ‘Mỹ làm tất đúng, Nga chắc chắn sai’


Tờ National Interest của Mỹ vừa cho biết, Washington cáo buộc Nga làm những điều mà chính mình cũng đang làm.

Mỹ làm tất đúng, người khác làm tất sai?

Tờ tạp chí “Lợi ích Dân tộc” (National Interest) của Mỹ vừa có bài viết cho biết, Hoa Kỳ đang cáo buộc Nga và các nước khác vì tội khiêu khích, mặc dù chính hành vi của họ cũng được gọi là khiêu khích.

Tác giả bài báo là ông Ted Galen Carpenter lấy ví dụ các tình huống Mỹ đang làm và so sánh chúng với Nga ở Syria và ở các nước Baltic, với Iran ở vùng Vịnh Ba Tư và với Trung Quốc ở Biển Đông.

Washington và các phương tiện truyền thông lên án Moscow can thiệp quân sự vào xung đột Syria, trong khi họ coi việc mình can dự vào đó giống như điều không thể tránh khỏi.

Mỹ tố cáo Nga can thiệp vào vấn đề Syria với danh nghĩa chống khủng bố lây lan sang Nga, trong khi đó, biên giới Mỹ còn xa hơn gấp bội. Syria chỉ cách biên giới phía nam của Liên bang Nga ít hơn 1.000 km, còn Mỹ thì ở cách xa nước này tới hàng vạn dặm.

Ở các nước Baltic, Mỹ cũng tuân thủ các tiêu chuẩn kép như vậy. Các nước vùng Baltic ở sát nách Nga, Moscow có mọi lý do để coi sự hiện diện của Hoa Kỳ trong vùng lân cận lãnh thổ của Nga như một mối đe dọa. Nếu Nga cũng đưa quân đến một quốc gia cận kề Mỹ thì Nhà Trắng sẽ nghĩ sao?

Trong vùng Vịnh Ba Tư vào tháng 8, một tàu tuần tra nhỏ của Cộng hòa Hồi giáo Iran đã ngăn chặn và đi kèm tàu khu trục Mỹ. Nhà Trắng ngay lập tức gọi vụ việc là “một sự khiêu khích quái dị”. Trong khi đó, bất cứ nước nào cũng hành động tương tự khi có chiến hạm áp sát lãnh hải của mình.

Tác giả bài báo chỉ rõ rằng, suy nghĩ tự mãn của Hoa Kỳ: “Chúng tôi là người tốt, vì vậy tất cả mọi thứ chúng tôi làm, không thể là sai hoặc mang tính khiêu khích là ý nghĩ thiển cận và vô cùng nguy hiểm”.

Các chuyên gia nhận định rằng, chẳng có một tiêu chuẩn nào trên thế giới cho thấy cùng một sự việc mà người này làm là đúng mà người kia làm là sai, cũng giống như việc Mỹ có quyền làm tất cả, còn người khác không được phép làm, nếu làm là sai, nếu sai là bị trừng trị.

Ví dụ như trong quá khứ những chuyện Mỹ can thiệp vào nước này nước kia để thay đổi chế độ hoặc dung túng cho các quốc gia này, quốc gia khác ly khai, độc lập là chuyện không hiếm.

Những việc Mỹ thay đổi nhà lãnh đạo quốc gia theo tiêu chí “dân chủ hơn, tự do hơn” để tìm kiếm những người “biết vâng lời” cũng không phải là lạ. Thế nhưng, chính những nhà lãnh đạo đó, nếu về sau “đi chệch đường” là có thể biến ngay thành “độc tài, khát máu, phi dân chủ”.

Hoặc ví dụ như trong thập niên 90 của thế kỷ trước, Kosovo đòi ly khai khỏi Serbia thì được Mỹ coi là những người đi tiên phong vì “Tự do, Dân chủ” và chỉ huy Liên quân NATO tấn công Serbia, bắt Tổng thống Slobodan Milosevic ra xét xử, còn hiện nay tình hình ở Ukraine, Gruzia thế nào thì chúng ta đã biết.

Ví dụ điển hình gần đây nhất là vừa qua, Mỹ đã liên tiếp cáo buộc Nga vô cớ can thiệp quân sự vào vấn đề Syria và đã năm lần bảy lượt ra “tối hậu thư” đối với Moscow, trong khi chính bản thân mình lại đang hết sức lộng hành ở Syria, không coi một quốc gia có chủ quyền ra gì.

Hôm 8/9, tờ Washington Post trích dẫn nguồn tin từ Washington cho biết, Mỹ đã hết kiên nhẫn đối với Nga và đưa ra “đề xuất cuối cùng” mang tính chất “tối hậu thư” cho Moscow về vấn đề Syria.

Washington Post cho biết, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đưa ra cho phía Nga đề xuất cuối cùng để đạt được thỏa thuận Syria và đang chờ quyết định của Moscow trong những ngày tới, rồi căn cứ vào đó sẽ đưa ra những biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề Syria.

Theo Washington Post, Washington đã chuyển đến đối tác Nga một thông điệp là họ đã cạn kiệt sự kiên nhẫn trong cố gắng để đạt được một nền hòa bình cho đất nước và nhân dân Syria.

Kế hoạch của Mỹ là kêu gọi các bên đạt thỏa thuận ngừng bắn ở Syria, chấm dứt các chuyến bay của không quân Syria và tiến hành chiến dịch không quân chung Nga-Mỹ chống các mục tiêu khủng bố, tờ báo Mỹ cho biết.

Nhà Trắng luôn nói là hết kiên nhẫn với Điện Kremlin nhưng họ có biết rằng, Nga và Syria cũng có ý nghĩ tương tự?

5 năm trước đây khi cuộc nội chiến chưa nổ ra, đời sống nhân dân Syria khá cao, đất nước luôn yên bình, nhưng từ khi Mỹ nêu cao khái niệm “Dân chủ”, xúi giục và hậu thuẫn các phe “đối lập ôn hòa” có vũ trang nổi lên tấn công quân chính phủ thì đất nước Syria mới loạn lạc như hiện nay.

_10150406

“Tiêu chuẩn dân chủ” của Mỹ ở Kosovo và Donbass khác hẳn nhau

Điều kiện tiên quyết của Mỹ là ông Assad phải “ra đi ngay lập tức” thì mới có hòa bình ở Syria. Tại sao lại không phải là việc Mỹ ngừng cung cấp tiền bạc và vũ khí cho phe đối lập ôn hòa? Tại sao lại không phải là việc các nhóm phiến quân đối lập phải buông súng để đổi lấy hòa bình cho nhân dân?

Chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad chính thức nhờ Nga giúp đỡ trong cuộc chiến chống khủng bố, còn Mỹ là vị khách “không mời mà đến” vậy mà Mỹ cứ suốt ngày ra tối hậu thư cho Nga phải chấm dứt các hành động giúp đỡ chính quyền Syria là vì sao?

Tại sao Moscow không có quyền nói rằng, Nga đã “hết kiên nhẫn” đối với Washington. Liệu Điện Kremlin có được quyền ra “tối hậu thư” đòi Mỹ phải chấm dứt can thiệp vào Syria, ngừng hỗ trợ các nhóm khủng bố và phiến quân, đồng thời khuyên chúng giải giáp và thay đổi chế độ theo con đường bầu cử?

Nhà Trắng còn đòi không quân Syria phải chấm dứt các chuyến bay oanh tạc vào các vị trí khủng bố và đối lập, chỉ có Nga và Mỹ được phép “phối hợp tấn công khủng bố”.

Nhà của người ta, đất của người ta, ông Obama có quyền gì đưa quân, đưa máy bay trái phép vào Syria rồi ra điều kiện ngược với chính quyền hợp Hiến của nước sở tại? Thế nhưng Mỹ vẫn làm và ai can thiệp vào thì hãy coi chừng, đòn thù hội đồng lập tức giáng xuống đầu.

Trên đây là những ví dụ điển hình cho việc “cái gì Mỹ làm cũng là đúng, người khác làm chắc chắn là sai”, là sự thể hiện rõ ràng nhất của cái “tiêu chuẩn kép” đang được Washington trưng bày ở khắp nơi trên thế giới.

Huy Bình – DVO

By Mặt Trận Thanh Niên Chống Phản Động Posted in Uncategorized

ĐIỂM HẸN CHO NHỮNG KẺ KHOÁC ÁO “DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN” ĐỂ CHỐNG PHÁ CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN


ĐIỂM HẸN CHO NHỮNG KẺ KHOÁC ÁO “DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN” ĐỂ CHỐNG PHÁ CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN

Ngày 23/8/2016, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử về tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo điều 88 – Bộ luật Hình sự đối với hai bị cáo Nguyễn Hữu Quốc Duy (SN1985) và Nguyễn Hữu Thiên An (SN 1995).

 

14079629_752913918145240_1226332373640532134_n

 

Đây là vụ án được dư luận quan tâm bởi hai bị cáo này dù tuổi đời còn trẻ nhưng do bị lôi kéo, dụ dỗ đã đi theo tổ chức phản động lưu vong Việt Tân nhằm chống phá đất nước. Trước khi phiên tòa này diễn ra, các hội nhóm “dân chủ” ở nhiều nơi, nhất là ở Khánh Hòa (do Nguyên Ngọc Như Quỳnh cầm đầu) đã liên tục đăng tải những bài viết xuyên tạc, vu cáo Nhà nước ta đàn áp dân chủ, nhân quyền và “yêu cầu” trả tự do cho hai bị cáo trên.

Theo cáo trạng của VKS, trong quá trình điều tra, truy tố, các cơ quan chức năng đã thu thập được hàng ngàn trang thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi phạm tội của hai bị cáo trên.

Từ năm 200 đến 2015 Nguyễn Hữu Quốc Duy đã soạn thảo và chia sẻ gần 60 bài viết trên trang facebook cá nhân với các nội dung tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước. Đáng chú ý, Duy đã kêu gọi các phần tử ủng hộ cùng đấu tranh đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài ra, Duy cũng tìm cách lôi kéo học sinh, sinh viên vào hoạt động tuyên truyền chống phá Nhà nước.

Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa cũng nêu rõ hành vi phạm tội của Nguyễn Hữu Thiên An, là anh em bà con cô cậu, người thường xuyên có liên lạc, trao đổi với Nguyễn Hữu Quốc Duy trong quá trình phạm tội. Nguyễn Hữu Thiên An theo lời kêu gọi của các tổ chức phản động lưu vong bên ngoài đã dùng bình sơn vẽ khẩu hiệu phản động lên tường của trụ sở Công an phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Một thời gian sau đó, Duy được một nữ thành viên của tổ chức Việt Tân liên lạc và mời sang dự một khóa huấn luyện truyền thông do tổ chức này, Đài Á châu tự do và Article 19 tổ chức. Ngoài ra, Nguyễn Hữu Thiên An còn bàn bạc lên kế hoạch với Phan Trọng Ngôn ở TP HCM để tiến hành một vụ đánh bom tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (T.P Hồ Chí Minh ) để gây tiếng vang. Rất may là âm mưu này đã bị phát hiện, ngăn chặn kịp thời từ khi mới manh nha,
được sống và thụ hưởng những thành quả cách mạng của biết bao thế hệ người Việt Nam nhưng Nguyễn Hữu Quốc Duy và Nguyễn Hữu Thiên An lại có tư tưởng muốn hưởng thụ, lười lao động và sớm bị mua chuộc bởi “đồng tiền” đen tối của tổ chức khủng bố Việt Tân, trở thành kẻ phạm tội.

Từ tháng 6 – 9/2015, Duy còn kết bạn với nhiều người là học sinh, sinh viên để tuyên truyền các nội dung chống phá chế độ.
Hành vi của hai bị cáo trên là rất nguy hiểm cho xã hội, cho sự bền vững của Nhà nước Việt Nam. Dù tuổi đời còn trẻ nhưng hai bị cáo này lại có tư tưởng bất mãn, chịu sự giật dây, chỉ đạo và đi theo tổ chức khủng bố Việt Tâ – mà trực tiếp là sự lèo lái, giật dây của một số đối tượng mang danh hoạt động “dân chủ, nhân quyền” ở Nha Trang, Ninh Hòa, Vạn Ninh, Cam Lâm (Khánh Hòa) – nhằm chống phá đất nước.

Hành vi này cần phải được xử lý nghiêm minh theo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, ngay sau khi phiên tòa xét xử diễn ra, các trang mạng lề trái như Danlambao, BBC Tiếng Việt, RFA Tiếng Việt… đã đăng tải các bài viết xuyên tạc, vu cáo cho rằng nhà nước Việt Nam đàn áp dân chủ, nhân quyền, hai bị cáo trên vô tội và đòi trả tự do.

Được sống và thụ hưởng những thành quả cách mạng của biết bao thế hệ người Việt Nam nhưng Nguyễn Hữu Quốc Duy và Nguyễn Hữu Thiên An lại có tư tưởng muốn hưởng thụ, lười lao động và sớm bị mua chuộc bởi “đồng tiền” đen tối của tổ chức khủng bố Việt Tân, trở thành kẻ phạm tội.

2. Một điều đang nói quanh vụ án này, là vai trò kích động của nhóm mang danh danh hoạt động dân chủ và Mạng lưới Bloger VN, trong đó ở Khánh Hòa, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là nhân vật tích cực, xông xáo nhất.

Trước khi vụ án được đưa ra xét xử, Quỳnh đã dẫn đầu một nhóm “dân chủ viên”: Nguyễn Lai, Khiêm Cung, Tí và mẹ ruột của Duy từ Nha Trang ra Tuy Hòa gặp gỡ LS Võ AN Đôn vừa nhờ tư vấn, vừa lên kịch bản cho các hoạt động phản đối, tụ tập gây rối trong và sau phiên tòa.

Cần nói thêm, Luật sư Võ An Đôn- một người bị chính các đồng nghiệp của mình trên cả nước tẩy chay vì những bài viết, phát biểu ngạo mạn của mình trong giới luật sự.

Đôn đã nhiều lần lên Facebook chửi các “luật sư chết nhát” rủa sả cả giới luật sư Việt Nam chỉ biết “chạy án” kiếm tiền, kiến thức một chiều, phiến diện, nhu nhược, chỉ biết ăn theo, nói leo, không dám đấu tranh cho công lý và lẽ phải, chỉ biết làm lợi cho bản thân và gia đình, chưa gì đã tỏ ra run sợ đến “vãi đái” ra quần….là nhu nhược, chết nhát, đáng thương…

Đáp lại bài viết mang tính nhục mạ, xúc phạm này, các đồng nghiệp có bài trả lời “Luật sư Võ An Đôn đã sai rồi” với ngôn ngữ khá chừng mực, kiềm chế nhưng đủ chứng minh cho thấy, LS Đôn chỉ là kẻ giỏi chém gió, không đủ khả năng “nghĩ ra những kế hoạch và phương thức mà mọi người có thể chấp nhận được”, cho loại người như luật sư Đôn chỉ biết “buông ra lời chê trách, kích động vào tình cảm thiên kiến của mọi người… là lối hành động mị dân nguy hại của những kẻ bất tài”.

3. Hội đồng xét xử nhận định: Hành vi của hai bị cáo An và Duy là rất nghiêm trọng, xâm phạm đến sự vững mạnh của Nhà nước nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, làm đảo lộn lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự an toàn xã hội.
Tuy nhiên, xét thấy cả hai bị cáo An và Duy đã khai báo thành khẩn, nhận thức được sai phạm của bản thân, tỏ ra ăn năn hối cải và có mong muốn sớm trở về với gia đình, Hội đồng xét xử đã áp dụng các điều khoản giảm nhẹ hình phạt để các bị cáo an tâm cải tạo, nên đã tuyên phạt mức án nói trên.

Đối với Phan Trọng Ngôn, mặc dù có dấu hiệu phạm tội khủng bố, quy định tại điều 230a Bộ luật hình sự, nhưng thời điểm đó Ngôn còn ở độ tuổi vị thành niên, chịu ảnh hưởng tiêu cực từ các trang mạng có tư tưởng phản động, Ngôn đã khai báo thành khẩn có lợi cho công tác điều tra, nên các cơ quan tiến hành tố tụng không truy cứu trách nhiệm hình sự với đối tượng này, giao chính quyền địa phương và gia đình giáo dục.

Tòa sơ thẩm tuyên án 3 năm cho Duy và 2 năm cho An. Tiếng búa gõ của Chủ tọa phiên tòa gõ xuống, tiếng còng số 8 bập lại. Cả 2 được đưa về trên xe đặc chủng đưa về một địa điểm: Nhà giam.
Có lẽ, đây sẽ còn là điểm đến chung cho những kẻ còn ảo tưởng với Việt Tân, những kẻ khoác áo “dân chủ, nhân quyền” để chống phá Nhà nước, Nhân dân nhưng thực chất chỉ là những con tốt trong nước cờ lâu dài và nham hiểm của các thế lực thù địch./.

NĐT

Putin: Tôi thích tư tưởng cộng sản và vẫn giữ thẻ đảng viên


Hôm qua, phát biểu tại Diễn đàn liên vùng của Mặt trận nhân dân toàn Nga, tổng thống Putin cho biết ông vẫn giữ thẻ đảng viên Đảng cộng sản Liên Xô.

tong-thong-putin-la-nhan-vat-quyen-luc-nhat-the-gioi-nam-2015

Tổng thống Nga Putin nhắc lại ông đã nhiều năm không những là đảng viên Đảng cộng sản Liên Xô, mà còn làm việc trong Uỷ ban an ninh quốc gia KGB, cơ quan bảo vệ Đảng. Ông cũng không phải là quan chức trong bộ máy, mà chỉ là một đảng viên thuần túy.

Ông Putin khẳng định đến giờ, thẻ đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô ông vẫn giữ. “Khác với nhiều quan chức, tôi không bỏ thẻ đảng, hay là đốt cháy nó”.

Vị lãnh đạo nước Nga thừa nhận, ông “thích, và cho đến nay vẫn rất thích những tư tưởng cộng sản, tư tưởng Xã Hội Chủ Nghĩa”.

Theo ông, Bộ quy chuẩn đạo đức của người xây dựng CNCS của Liên Xô có những tư tưởng khá giống với Kinh thánh, nhưng việc thực hiện những ý tưởng tuyệt vời đó tại Liên Xô trước đây vẫn còn khá xa với thực tế.

Tổng thống Putin, khi phê phán chính sách kinh tế của Liên Xô, cũng thừa nhận chính nền kinh tế kế hoạch đó đã tập trung được nguồn lực và giải quyết được các vấn đề y tế, giáo dục và quốc phòng.

Theo ông chủ Điện Kremlin, ngày nay khi nhìn nhận, đánh giá quá khứ, không được bôi đen, cũng như không nên tô hồng hiện tại. “Cần phải phân tích tập trung, khách quan để trong tương lai, chúng ta không phạm phải những sai lầm của quá khứ”.

theo Trí Thức Trẻ

Chân dung 11 Tổng Bí thư qua 12 kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam


Kể từ ngày thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua 12 lần Đại hội đại biểu toàn quốc với 11 vị Tổng Bí thư. Đồng chí Trần Phú là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

Thông tin tư liệu từ nguồn Trang thông tin Ban Tuyên giáo Hưng Yên.

1. Trần Phú

Đồng chí Trần Phú sinh ngày 01/05/1904. Quê ở xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1922, Trần Phú đỗ đầu kỳ thi tốt nghiệp Cao đẳng tiểu học ở Huế, được bổ về dạy trường Cao Xuân Dục ở Vinh. Thời gian này Trần Phú cùng với các giáo viên tiến bộ mở lớp dạy quốc ngữ ban đêm cho thanh niên và công nhân nghèo.

Năm 1925, đồng chí tham gia thành lập Hội Phục Việt (sau đổi thành Hưng Nam rồi Tân Việt cách mạng Đảng). Tháng 07/1926, đồng chí Trần Phú được cử sang Quảng Châu để gặp các đồng chí lãnh đạo Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, để bàn việc hợp nhất Hội thanh niên với Tân Việt. Tại đây, đồng chí Trần Phú được gặp đồng chí Nguyễn Ái Quốc và được huấn luyện về chủ nghĩa Mác – Lênin và về kinh nghiệm cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga.

Đầu năm 1927, đồng chí được cử sang học tại trường Đại học Phương Đông, Liên Xô. Tháng 04/1930, đồng chí Trần Phú về nước được bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương Đảng và được giao trách nhiệm khởi thảo bản Luận cương chính trị của Đảng. Bản luận cương này được Hội nghị trung ương lần thứ nhất họp ở Hương Cảng (Trung Quốc) tháng 10/1930 thông qua. Cũng tại Hội nghị này đồng chí Trần Phú được cử làm Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Đông Dương.

Sau Hội nghị đồng chí trở về nước tổ chức lãnh đạo phong trào cách mạng trong cả nước. Tháng 03/1931, chủ trì Hội nghị trung ương lần thứ hai nhằm đấu tranh với những tư tưởng lệch lạc trong Đảng và chủ trương tập hợp lực lượng các đoàn thể quần chúng: công hội, nông hội, phụ nữ, thanh niên để đưa phong trào cách mạng tiến lên.

Ngày 19/04/1931, do lời khai của một tên phản bội, đồng chí Trần Phú bị địch bắt tại Sài Gòn. Biết đây là Tổng Bí thư của Đảng, bọn địch đã dùng đủ mọi cực hình để tra tấn nhưng chúng đã không thể nào khuất phục được người cộng sản trẻ tuổi kiên cường này.

Tháng 08/1931, đồng chí lâm bệnh nặng. Ngày 06/09/1931, đồng chí Trần Phú qua đời. Trước khi mất, đồng chí Trần Phú dặn lại các đồng chí của mình: ” Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”. Câu nói đó của người Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng mới 27 tuổi đời đã trở thành một vũ khí mà mỗi người Việt Nam yêu nước mang theo để xông vào quân thù, vượt qua những khó khăn trên con đường cách mạng.

2. Lê Hồng Phong

Đồng chí Lê Hồng Phong sinh năm 1902 (có tài liệu ghi 1900), quê ở xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Sau khi đỗ bằng sơ học, đồng chí Lê Hồng Phong làm thư ký cho một hiệu buôn của người Hoa kiều tại Vinh. Ít lâu sau, đồng chí Lê Hồng Phong được đồng chí Phạm Hồng Thái, công nhân nhà máy Xi pha, giới thiệu vào học nghề thợ máy. Hai đồng chí đã vận động, giác ngộ công nhân đấu tranh đòi quyền lợi.

Tháng 01/1924, đồng chí Lê Hồng Phong và Phạm Hồng Thái sang Thái Lan rồi sang Quảng Châu (Trung Quốc) cùng với đồng chí Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn thành lập Tâm Tâm xã. Cuối năm1924, đồng chí được Nguyễn Ái Quốc huấn luyện về chủ nghĩa Mác/ Lênin và các kinh nghiệm hoạt động quốc tế.. Sau khi tốt nghiệp trường Quân sự Hoàng Phố, năm 1926 đồng chí được cử sang Liên Xô học trường không quân. Lê Hồng Phong tham gia Hồng quân Liên Xô và được phong quân hàm trung tá. Tiếp đó, đồng chí được vào học trường Đại học Phương Đông. Năm 1932, tốt nghiệp được trở về Trung Quốc, bắt mối liên lạc với trong nước và thành lập Ban hải ngoại của Đảng.

Tháng 03/1935, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng diễn ra tại Ma Cao (Trung Quốc), đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Tháng 07/1935, đồng chí đi dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ VII và được cử làm uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành Quốc tế cộng sản. Tại đây, đồng chí Lê Hồng Phong đã gặp nữ đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai và hai người yêu nhau rồi cưới nhau ở Trung Quốc.

Năm 1936, đồng chí Lê Hồng Phong được cử về Việt Nam hoạt động với danh nghĩa là đại diện của Quốc tế cộng sản bên cạnh Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương. Trong thời kỳ mặt trận dân chủ, đồng chí đã viết một số sách giới thiệu Liên Xô và phổ biến đường lối chủ trương của Đảng chống chủ nghĩa phát xít.

Năm 1938, đồng chí bị đế quốc Pháp bắt ở Sài Gòn và kết án 10 tháng tù. Mùa thu năm 1939, hết hạn tù, bọn đế quốc đưa đồng chí về làng quản thúc. Đồng chí chưa kịp liên lạc với Đảng để thoát ly thì bị bọn thực dân Pháp bắt giam lại ở Khám Lớn Sài Gòn rồi đày ra Côn Đảo. Đồng chí bị bọn cai ngục đánh đập tra khảo rất dã man nhưng vẫn không chịu khai báo, một lòng trung thành với Đảng.

Ngày 06/09/1942, đồng chí Lê Hồng Phong đã hy sinh tại nhà tù Côn Đảo. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, đồng chí đã gắng nói to lên nhắn với đồng chí nằm ở buồng bên cạnh: ” Xin chào tất cả các đồng chí. Nhờ các đồng chí nói với Đảng rằng tới giờ phút cuối cùng Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin tưởng ở thắng lợi vẻ vang của cách mạng”. Cuộc đời hoạt động của Lê Hồng Phong là biểu tượng cho lòng trung thành, ý chí kiên cường, bất khuất của người cộng sản.

3. Hà Huy Tập

Đồng chí Hà Huy Tập sinh năm 1902, quê ở làng Kim Nặc, xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên. Năm 1923, tốt nghiệp Cao đẳng tiểu học ở Huế, đồng chí Hà Huy Tập được bổ nhiệm về dạy ở thị xã Nha Trang, rồi lại về dạy tại trường tiểu học Cao Xuân Dục ở Vinh. Tại đây, đồng chí được giác ngộ cách mạng.

Năm 1926, đồng chí Hà Huy Tập tham gia Hội Phục Việt. Đồng chí hoạt động tích cực trong phong trào đòi ân xá cho cụ Phan Bội Châu, để tang cụ Phan Châu Trinh, tổ chức học quốc ngữ ban đêm cho công nhân các nhà máy ở Vinh – Bến Thủy. Vì thế, đồng chí Hà Huy Tập bị đổi đi dạy ở Quỳ Châu. Đồng chí chống lại quyết định nên đã bị cách chức.

Năm 1927, đồng chí Hà Huy Tập vào hoạt động ở Nam Kỳ. Tháng 07/1928, đồng chí được cử sang Quảng Châu (Trung Quốc) bàn việc thống nhất Đảng. Sau đó, đồng chí được giới thiệu sang học trường Đại học Phương Đông của Quốc tế cộng sản. Năm 1932, học xong, đồng chí tìm cách về nước. Qua Pari, Hà Huy Tập bị chính phủ Pháp trục xuất. Đồng chí sang Bỉ rồi trở lại Liên Xô. Đầu năm 1934, Hà Huy Tập về tới Ma Cao (Trung Quốc), đã cùng với Lê Hồng Phong lập ra ban lãnh đạo Đảng ở hải ngoại. Hà Huy Tập là người chủ trì ban lãnh đạo này và chuẩn bị cho việc triệu tập Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng vào tháng 03/1935.

Tháng 07/1936, đồng chí Hà Huy Tập cùng với đồng chí Lê Hồng Phong triệu tập Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng ở Thượng Hải (Trung Quốc) để bổ sung nghị quyết của trung ương trước tình hình mới. Tại hội nghị này, đồng chí Hà Huy Tập được bầu làm Tổng Bí thư thay đồng chí Lê Hồng Phong. Sau đó, đồng chí trở về Sài Gòn cùng cơ quan Trung ương Đảng trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng trong cả nước. Thời gian này, đồng chí Hà Huy Tập viết sách báo giải thích chính sách mới của Đảng, vạch mặt bọn Tơrôtxkít phản cách mạng.

Ngày 14/07/1938, do một tên phản bội chỉ điểm, đồng chí Hà Huy Tập bị địch bắt và kết án tù. Hết hạn tù, bọn thực dân trục xuất đồng chí về nguyên quán. Ngày 30/03/1940, đồng chí lại bị bắt, đưa vào giam ở Khám Lớn Sài Gòn. Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, ngày 25/08/1941, bọn chúng buộc đồng chí vào tội “chịu trách nhiệm tinh thần về cuộc khởi nghĩa này” và tuyên bố xử tử hình. Trước toà, đồng chí Hà Huy Tập đã trả lời: “Tôi chẳng có gì phải hối tiếc, nếu còn sống tôi vẫn tiếp tục hoạt động!”

Ngày 26/08/1941, đồng chí bị xử bắn tại Hóc Môn (Gia Định) cùng với các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Đăng Lưu. Là một nhà nho yêu nước theo cách mạng, đồng chí Hà Huy Tập đã thể hiện nhân cách cao cả của một người luôn trung thành với lý tưởng cách mạng, chiến đấu hy sinh vì cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Đồng chí là một trong những nhà hoạt động nổi tiếng góp phần không nhỏ vào thành công của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945.

4. Nguyễn Văn Cừ

Đồng chí Nguyễn Văn Cừ sinh 09/07/1912 ở làng Phù Khê, xã Phù Khê, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tham gia cách mạng từ khi còn là học sinh trường Bưởi. Tháng 06/1929, đồng chí được kết nạp vào Đông Dương cộng sản Đảng. Sau ngày Đảng cộng sản Việt Nam thành lập, Nguyễn Văn Cừ được phân công làm Bí thư đặc khu Hòn Gia – Uông Bí. Năm 1932, đồng chí bị địch bắt và đày ra Côn Đảo.

Năm 1936, phong trào đấu tranh của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ cùng với thắng lợi của Mặt trận bình dân ở Pháp đã buộc thực dân Pháp ở Đông Dương phải trả lại tự do cho Nguyễn Văn Cừ. Ra tù, về Hà Nội, đồng chí tiếp tục hoạt động cách mạng. Nguyễn Văn Cừ được bầu vào Ban thường vụ trung ương trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 09/1937.

Tháng 03/1938, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân chủ. Cũng tại Hội nghị này, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được bầu làm Tổng Bí thư thay đồng chí Hà Huy Tập. Sau đó, đồng chí vào hoạt động tại Sài Gòn. Phong trào cách mạng lên cao, địch theo dõi đồng chí rất sát, rồi chúng trục xuất đồng chí ra khỏi Nam Bộ. Trở ra Hà Nội, đồng chí chú trọng việc thành lập Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương, trực tiếp chỉ đạo báo chí công khai của Đảng.

Mùa thu năm 1938, đồng chí Nguyễn Văn Cừ vào Nam Kỳ cùng với thường vụ trung ương đấu tranh chống bọn Tơrôtxkít giả danh mác xít phá hoại cách mạng. Ký tên Trí Cường, đồng chí viết tác phẩm Tự chỉ trích – một tác phẩm có giá trị lớn về lý luận và thực tiễn. Với tác phẩm này, đồng chí đã có đóng góp quan trọng vào việc củng cố sự nhất trí trong Đảng và tăng cường ảnh hưởng, uy tín của Đảng trong quần chúng nhân dân.

Giữa lúc phong trào cách mạng đang phát triển mạnh mẽ thì ngày18/01/1940 Nguyễn Văn Cừ bị địch bắt tại đường Nguyễn Tấn Nghiêm, Sài Gòn. Biết đây là Tổng bí thư của Đảng, bọn đế quốc đã dùng mọi thủ đoạn tra tấn dã man nhất để moi tài liệu. Trước sau đồng chí vẫn giữ vững khí tiết của người cộng sản.

Ngày 28/08/1941, đồng chí Nguyễn Văn Cừ bị thực dân pháp xử bắn tại pháp trường Bà Điểm cùng một số đồng chí khác.

5. Trường Chinh

Đồng chí Trường Chinh (tên thật là Đặng Xuân Khu) sinh ngày 09/02/1907. Đồng chí quê ở xã Xuân Hồng huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Năm 1927, đồng chí gia nhập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Cuối năm 1936, đồng chí là đại biểu của Đảng cộng sản Đông Dương trong Ủy ban Mặt trận dân chủ Bắc Kỳ. Năm 1940, đồng chí là chủ bút báo Giải Phóng.

Tại Hội nghị lần thứ bảy, đồng chí được cử vào Ban chấp hành trung ương Đảng. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ tám tháng 05/1941, đồng chí Trường Chinh được cử làm Tổng bí thư của Đảng. Đêm ngày 09/03/1945, đồng chí chủ trì Hội nghị Thường vụ Trung ương mở rộng, ra chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.

Vào tháng 02/1951, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, đồng chí Trường Chinh được bầu làm Tổng Bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng lao động Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương được bầu họp chính thức trong một Đại hội đại biểu toàn quốc.

Năm 1958, đồng chí Trường Chinh làm Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học Nhà nước. Năm 1976, đồng chí được bầu làm chủ tịch Ủy ban dự thảo hiến pháp của Quốc hội. Ngày 17/07/1986, Ban chấp hành trung ương Đảng họp phiên đặc biệt, đồng chí Trường Chinh được bầu giữ chức vụ Tổng Bí thư thay đồng chí Lê Duẩn từ trần ngày 10/07/1986.

Tháng 12 /1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đồng chí được suy tôn làm cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Đồng chí Trường Chinh qua đời ngày 30/09/1988. Đồng chí đã được Nhà nước tặng Huân chương Sao vàng và nhiều huân chương cao quý khác.

6. Lê Duẩn

Đồng chí Lê Duẩn (tên thật là Lê Văn Nhuận) sinh ngày 07/04/1907. Đồng chí quê ở xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Năm 1928, đồng chí tham gia Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Năm 1930, đồng chí là một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng cộng sản Đông Dương.

Năm 1937, đồng chí giữ chức Bí thư xứ ủy Trung Kỳ. Năm 1940, đồng chí bị địch bắt và kết án 10 năm tù. Năm 1946, đồng chí ra Hà Nội. Cuối năm 1946, Trung ương cử đồng chí vào lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ.

Từ 1954/1957, đồng chí ở lại miền Nam lãnh đạo phong trào cách mạng. Năm 1957, đồng chí được điều ra trung ương công tác. Năm 1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Năm 1978, đồng chí làm Bí thư Quân uỷ trung ương.

Tháng 12/1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Tháng 03/1982, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, đồng chí Lê Duẩn tiếp tục được bầu làm Tổng Bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.

Ngày 10/07/1986, đồng chí Lê Duẩn từ trần. Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Sao vàng và nhiều huân chương cao quý khác.

7. Nguyễn Văn Linh

Đồng chí Nguyễn Văn Linh (tên thật là Nguyễn Văn Cúc) sinh ngày 01/07/1915. Đồng chí quê ở xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Năm 1929, đồng chí tham gia học sinh đoàn do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lãnh đạo. Ngày 01/05/1930, đồng chí bị thực dân Pháp bắt, bị kết án tù chung thân và đày đi Côn Đảo. Năm 1936, đồng chí được trả tự do.

Năm 1936, đồng chí được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương, hoạt động ở Hải Phòng và Hà Nội. Năm 1939, đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Sài Gòn, sau đó được Đảng điều ra Trung Kỳ để lập lại xứ ủy Trung Kỳ. Năm 1941, đồng chí Nguyễn Văn Linh bị bắt ở Vinh, bị kết án 5 năm tù và bị đày ra Côn Đảo.

Năm 1945, đồng chí hoạt động ở miền Tây, Sài Gòn – Chợ Lớn với cương vị Bí thư Thành uỷ, Bí thư đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn. Năm 1949/1960, đồng chí là Uỷ viên và quyền Bí thư xứ uỷ Nam Bộ. Năm 1960, tại Đại hội Đảng lần thứ III, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành trung ương Đảng, làm Bí thư, Phó Bí thư Trung ương cục miền Nam.

Năm 1976, đồng chí giữ chức vụ Bí thư thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 12/1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, giữ chức Trưởng ban Cải tạo xã hội chủ nghĩa của trung ương, Trưởng ban Dân vận và Mặt trận Trung ương, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam đến năm 1980.

Năm 1981, đồng chí làm Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1982, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Năm 1985, đồng chí được Ban Chấp hành trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính trị, làm Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 12/1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam kiêm chức Bí thư Đảng uỷ quân sự trung ương (năm 1987).

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 06/1991) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 07/1996), đồng chí được tôn vinh làm cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.

Ngày 27/04/1998, đồng chí Nguyễn Văn Linh tạ thế để lại niềm tiếc thương vô hạn cho toàn Đảng, toàn quân và toàn thể nhân dân. Đồng chí đã được tặng thưởng huân chương Sao vàng và nhiều Huân chương cao quý khác.

8. Đỗ Mười

Đồng chí Đỗ Mười (tên thật là Nguyễn Duy Cống) sinh ngày 02/02/1917. Quê ở Xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Năm 1936, đồng chí tham gia phong trào mặt trận bình dân. Năm 1936, đồng chí gia nhập Đảng cộng sản Đông Dương. Năm 1941, đồng chí bị địch bắt và kết án 10 năm tù giam tại Hoả Lò, Hà Nội. Tháng 03/1945, đồng chí vượt ngục tiếp tục hoạt động cách mạng, tham gia Tỉnh uỷ Hà Đông, trực tiếp lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Đông.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đồng chí Đỗ Mười giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Hà Đông. Từ năm 1946 đến 1954, đồng chí giữ các chức vụ sau: Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam; Bí thư kiêm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Định; Khu uỷ viên khu III kiêm Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình; Phó Bí thư Liên khu uỷ III kiêm Phó chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu III; Chính uỷ Bộ tư lệnh Khu tả ngạn sông Hồng.

Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1954, đồng chí Đỗ Mười giữ chức Bí thư Thành uỷ kiêm Chủ tịch Uỷ ban Quân chính thành phố Hải Phòng. Tháng 03/1955, đồng chí được bổ sung làm uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa II. Năm 1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Từ năm 1956/1973, đồng chí Đỗ Mười được bổ nhiệm làm Thứ trưởng rồi Bộ trưởng Bộ Nội thương; Chủ nhiệm Uỷ ban vật giá Nhà nước; Trưởng phái đoàn Thanh tra Chính phủ; Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Chủ nhiệm Uỷ ban kiến thiết cơ bản Nhà nước; Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ xây dựng.

Đất nước thống nhất, tháng 12/1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị; tiếp tục giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ. Tháng 07/1981, đồng chí Đỗ Mười giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tháng 03/1982, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành trung ương Đảng, uỷ viên Bộ Chính trị. Năm 1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành trung ương Đảng, uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư. Tháng 06/1986, đồng chí được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Tháng 06/1991, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, uỷ viên Bộ Chính trị, giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 06/1996, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII, đồng chí tiếp tục giữ chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng. Tháng 12/1997, tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa VIII, đồng chí Đỗ Mười được suy tôn làm cố vấn Ban Chấp hành trung ương Đảng.

9. Lê Khả Phiêu

Đồng chí Lê Khả Phiêu sinh ngày 27/12/1931. Quê ở xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Ngày 19/06/1949, đồng chí gia nhập Đảng cộng sản Đông Dương. Đồng chí Lê Khả Phiêu là cán bộ trưởng thành từ cơ sở và từ trong quân đội. Trong các cuộc kháng chiến đã trực tiếp tham gia chiến đấu và chỉ huy chiến đấu liên tục ở các chiến trường Bắc – Trung – Nam, làm nhiệm vụ quốc tế ở nước bạn.

Từ năm 1964/1993, đồng chí đã đảm nhận các chức vụ: Chính uỷ kiêm Trung đoàn trưởng; Phó chủ nhiệm Chính trị Quân khu Trị Thiên; Chủ nhiệm chính trị Quân đoàn 2; Phó Chính uỷ kiêm chủ nhiệm chính trị Quân khu 9; Phó Bí thư Quân khu uỷ Quân khu 9; Thiếu tướng, Chủ nhiệm chính trị, Phó tư lệnh chính trị Mặt trận 719; Trung tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Thượng tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Năm 1991, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII của Đảng, đồng chí Lê Khả Phiêu được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 06/1992, tại Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng lần thứ ba, khoá VII, đồng chí được bầu vào Ban Bí thư, sau đó được phân công Thường trực Ban Bí thư. Tháng 01/1994, đồng chí được bầu vào Bộ Chính trị. Năm 1996, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, đồng chí Lê Khả Phiêu được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, uỷ viên Thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị.

Ngày 26/12/1997, tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá VIII, đồng chí Lê Khả Phiêu được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng.

10. Nông Đức Mạnh

Đồng chí Nông Đức Mạnh sinh ngày 11/09/1940 tại xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Đồng chí xuất thân trong gia đình nông dân dân tộc Tày, bản thân là công nhân lâm nghiệp. Đồng chí tham gia cách mạng năm 1958 và được kết nạp vào Đảng năm 1963.

Năm 1958/1961, đồng chí học trung cấp nông lâm trung ương. Năm 1962/1963, đồng chí là công nhân lâm nghiệp, kỹ thuật viên điều tra trong Ty lâm nghiệp Bắc Kạn. Từ năm 1963/1965, đồng chí làm đội phó đội khai thác gỗ Bạch Thông. Năm 1965/1966, đồng chí học tiếng Nga tại trường ngoại ngữ Hà Nội. Từ 1966/1971, đồng chí là sinh viên Học viện Lâm nghiệp Lêningrát, Liên Xô.

Năm 1972, trở về nước, đồng chí được phân công làm Phó Ban thanh tra Ty lâm nghiệp tỉnh Bắc Thái. Năm 1973/1974, đồng chí làm Giám đốc Lâm trường Phú Lương, Bắc Thái. Từ 1974/1976, đồng chí được cử đi học tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc.

Năm 1976/1980, về Bắc Thái, đồng chí là Tỉnh uỷ viên, Phó Ty lâm nghiệp tỉnh Bắc Thái kiêm chủ nhiệm Công ty xây dựng lâm nghiệp rồi trưởng Ty lâm nghiệp tỉnh Bắc Thái. Từ 1980/1983, đồng chí là Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Thái. Từ 1984/10/1986, đồng chí làm Phó Bí thư Tỉnh uỷ, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Thái. Từ tháng 11/1986 – 02/1989, đồng chí làm Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Thái.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương Đảng. Tháng 03/1989, đồng chí được phân công làm Trưởng ban dân tộc trung ương. Tháng 11/1989, đồng chí được bầu bổ sung Đại biểu Quốc hội khoá VIII và được bầu làm Phó chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng và được trung ương bầu vào Bộ chính trị. Tháng 09/1992, đồng chí làm Chủ tịch Quốc hội khóa IX. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được trung ương bầu vào Bộ chính trị.

Tháng 09/1997, đồng chí giữ cương vị Chủ tịch Quốc hội khoá X và được phân công làm thường vụ Bộ chính trị vào tháng 01/1998.

Tháng 04/2001, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, đồng chí Nông Đức Mạnh được trung ương bầu làm Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 2006, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, đồng chí Nông Đức Mạnh tiếp tục được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

11. Nguyễn Phú Trọng

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14/4/1944 tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Từ năm 1957 đến năm 1963, là học sinh trường cấp II rồi cấp III Nguyễn Gia Thiều huyện Gia Lâm (nay là quận Long Biên) Hà Nội.

Năm 1963, học Khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tốt nghiệp bằng Cử nhân Văn chương. Năm 1967, đồng chí vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó, công tác tại tạp chí Học tập (tiền thân của tạp chí Cộng sản. Năm 1973, đồng chí được cử đi học lớp nghiên cứu sinh về kinh tế chính trị tại Trường Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).

Năm 1981, đồng chí được cử sang Liên Xô làm thực tập sinh, học tập và bảo vệ luận án tiến sĩ tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Liên Xô (thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô).

Tháng 8/1983, đồng chí về nước, tiếp tục công tác ở Ban Xây dựng Đảng của tạp chí Cộng sản. Được đề bạt làm Phó trưởng ban (tháng 10/1983), Trưởng ban (tháng 9/1987), Uỷ viên Ban biên tập (tháng 3/1989), Phó tổng biên tập (tháng 5/1990) rồi Tổng biên tập tạp chí Cộng sản (tháng 8/1991). Năm 1992, đồng chí được phong học hàm Phó giáo sư và 10 năm sau (2002) được phong học hàm Giáo sư. Từ ngày 20 đến ngày 25/1/1994, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam, họp tại Hà Nội, đồng chí được bầu bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII. Tháng 8/1996, đồng chí làm Phó bí thư Thành uỷ Hà Nội, kiêm, phụ trách công tác tuyên giáo của Thành ủy.

Tháng 2/1998, đồng chí được phân công phụ trách công tác tư tưởng – văn hóa và khoa giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Hiệu phó trường Đại học KHXH và Nhân Văn.

Từ tháng 8/1999 cho tới hết nhiệm kì của Đại hội VIII, đồng chí tham gia Thường trực Bộ Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII; trực tiếp chỉ đạo việc biên soạn Văn kiện Đại hội IX của Đảng.

Tháng 1/2000, đồng chí làm Bí thư Thành uỷ Hà Nội. Tháng 11/2001, đồng chí kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng. Từ đầu năm 2003, đồng chí trực tiếp chỉ đạo công tác tổng kết 20 năm đổi mới, chuẩn bị và biên soạn văn kiện Đại hội X của Đảng.

Ngày 26/6/2006, đồng chí đảm nhận chức vụ Chủ tịch Quốc hội thay đồng chí Nguyễn Văn An.

Tại kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa XII, đồng chí tái đắc cử chức Chủ tịch Quốc hội.

Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI, đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 19/1/2011. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều nỗ lực trong công tác chỉnh đốn Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, như việc đề ra Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

Ngày 27/1/2016, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã tái đắc cử cương vị Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

Một số vấn đề cần lưu ý về xã hội dân sự


          Trong khi thừa nhận sự tồn tại khách quan và vai trò, tác dụng của các tổ chức xã hội dân sự ở nước ta trong việc tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân theo nghề nghiệp, lứa tuổi, sở thích, giới tính… nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân như học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ các mặt, giúp đỡ, động viên nhau trong cuộc sống, tham gia sinh hoạt văn hóa, thể thao, du lịch, xã hội, từ thiện…, cần lưu ý một số vấn đề sau:

          1- Xã hội dân sự ở Việt Nam cũng như trên bình diện quốc tế là một vấn đề còn nhiều cách hiểu khác nhau, chưa thật sự có sự thống nhất từ nội hàm của khái niệm đến bản chất, vai trò của nó.

Do bối cảnh lịch sử và các mối quan hệ nhà nước – xã hội khác nhau, có những cách tiếp cận và quan điểm lý luận khác nhau về xã hội dân sự. Hiện có ít nhất ba cách tiếp cận đối với xã hội dân sự là: Thuyết tự do “mới” cho rằng xã hội dân sự tồn tại một cách độc lập và có phần đối trọng với nhà nước, thuộc “khu vực thứ ba”, “khu vực tự nguyện”, ở đó các công dân tự tổ chức thành nhóm và giải quyết các vấn đề phát sinh thông qua đối thoại “dân sự” và biện pháp phi bạo lực. Vai trò của các tổ chức này là kiểm soát và làm cân bằng mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường. Theo mô hình Xã hội tốt lành (Good Society), xã hội dân sự là một bộ phận cấu thành xã hội, không hoàn toàn tách biệt với nhà nước, thị trường và gia đình mà nằm ở khu vực giao nhau của ba bộ phận này; ranh giới của nó cũng không rạch ròi, luôn có sự tương tác giữa nhà nước, thị trường và các tổ chức xã hội nhằm đem lại sự đồng thuận tốt lành cho mọi người. Mô hình Hậu hiện đại (Postmodern) xem xã hội dân sự thuộc khu vực thứ ba và đề cao vai trò chia sẽ, thông cảm và liên kết, hợp tác giữa các bên tham gia đối thoại, thảo luận.

Liên quan đến phạm vi và bản chất của xã hội dân sự, còn những “điểm mờ” thường gây tranh cãi như tiêu chí xác định các loại hình, tổ chức xã hội dân sự và ranh giới không thật rõ ràng giữa tổ chức xã hội dân sự với tổ chức kinh tế cũng như tổ chức nhà nước và đảng, phái chính trị.

Ở nước ta, xã hội dân sự là vấn đề mới được một số nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, nhưng còn nhiều quan niệm chưa thống nhất, ngay việc sử dụng thuật ngữ “xã hội dân sự” hay “xã hội công dân”, hai thuật ngữ này có đồng nghĩa hay không, cũng còn có ý kiến khác nhau. Nhiều ý kiến đồng nhất nội hàm của 2 khái niệm này, tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, trong nghĩa ban đầu của nó, xã hội dân sự đồng nhất với xã hội công dân nhưng dần dần ý nghĩa và nội dung khái niệm xã hội dân sự biến chuyển và tách khỏi xã hội công dân và cho đến nay thì đó là hai khái niệm khác nhau, hai thực tiễn khác nhau, không nên nhầm lẫn.

Do đó, khi nói đến vai trò và các giá trị của xã hội dân sự, cần phải định vị rõ cách tiếp cận và phạm vi, tiêu chí xác định loại hình tổ chức xã hội dân sự cũng như bối cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cụ thể của một quốc gia nhất định.

Theo đó, xã hội dân sự ở nước ta bao gồm các tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nhân đạo, từ thiện, hữu nghị; các tổ chức cộng đồng theo dòng tộc, sở thích, câu lạc bộ,…; các tổ chức dịch vụ công và các quỹ không phải do Nhà nước lập ra, hoạt động phi lợi nhuận, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tuân thủ các quy định của pháp luật và tích cực phối hợp hoạt động với Nhà nước nhằm góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2- Với tính chất là những mối quan hệ và liên kết mềm, tự quản, không thuần nhất, bản thân xã hội dân sự có không ít những hạn chế và thách thức nhất định.

Là các tổ chức “ngoài” Nhà nước, phi chính phủ, bao gồm các quan hệ và tổ chức không mang dấu hiệu quyền lực công, tính thống nhất không cao nên dễ xảy ra tình trạng các tổ chức dân sự chỉ chăm lo đến lợi ích cục bộ mà không quan tâm đến lợi ích toàn xã hội, tạo ra các “lệ” riêng, không phù hợp với chính sách và pháp luật của nhà nước, thậm chí có trường hợp bị biến tướng phục vụ lợi ích  của các cá nhân có điều kiện chi phối. Ví dụ: Hiệp hội của các nhà nhập khẩu hàng hoá luôn có mong muốn và đề nghị nhà nước xem xét giảm thuế nhập khẩu để hạ giá bán, nhưng điều đó lại mâu thuẫn với lợi ích với các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá trong nước. Rõ ràng là trong một số trường hợp, tính tự chủ, tự nguyện và tự quản của các hội, tổ chức phi chính phủ có nguy cơ tạo ra sự xung đột về lợi ích giữa các cộng đồng xã hội, cũng như tạo ra các “lệ” riêng cản trở việc thực thi chính sách và pháp luật của nhà nước, hạn chế sự phát triển kinh tế – xã hội.

Chính Ngân hàng Thế giới, khi đề cao vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong việc tạo ra cơ chế để người dân tham gia vào công việc của chính phủ cũng đã không quên cảnh báo rằng “Không phải mọi tổ chức của xã hội công dân đều có tinh thần trách nhiệm đầy đủ, hoặc là với những thành viên riêng của họ hoặc là với công chúng nói chung. Và mặc dù một số nhóm có thể rất to mồm, những lợi ích mà họ đại diện có thể không được phân chia một cách rộng rãi”. Và “Có một số tổ chức NGO được tạo ra một cách cơ hội, để tiến cử những lợi ích hẹp hòi và những thành viên có cùng đặc quyền đặc lợi, thường làm thiệt hại cho những người không có tiếng nói và yếu thế” (Ngân hàng Thế giới: Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi. Báo cáo về tình hình phát triển thế giới 1997. NXB. Chính trị Quốc gia. Hà Nội.1998. tr 139 và tr 144).

Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á “Các tổ chức xã hội công dân cũng có thể bao gồm những hiệp hội có động cơ bạo lực, tham lam, lợi ích cục bộ, thù địch sắc tộc, và đàn áp xã hội, cũng như các tổ chức kinh doanh vận động hành lang như ngành công nghiệp thuốc lá, là không thể đại diện cho lợi ích đông đảo của công chúng” (Ngân hàng Phát triển châu Á: Phục vụ và duy trì, cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh.NXB. Chính trị Quốc gia. Hà Nội.2003. tr 613). Thực tế, bên cạnh vai trò tích cực của đa số các tổ chức xã hội dân sự, vẫn có một số tổ chức, trong những trường hợp nhất định có xu hướng chính trị hóa, can thiệp sâu, thậm chí lũng đoạn các hoạt động chính trị không chỉ trong nước mà cả ngoài nước, vượt quá phạm vi, giới hạn cho phép, trái với tôn chỉ, mục đích đã được xác định khi thành lập. Một số tổ chức xã hội dân sự hoạt động chưa thực sự đại diện cho giới, ngành nghề, nhóm, cộng đồng dân cư… mà mình đại diện; không tuân thủ nguyên tắc phi lợi nhuận.

Ở nước ta hiện nay, một số tổ chức xã hội hoạt động còn hình thức, kém hiệu quả, chưa đáp ứng được nguyện vọng và lợi ích của đoàn viên, hội viên, có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự tài trợ của Nhà nước; có xu hướng “hành chính hoá” về mặt tổ chức và hoạt động, do đó khả năng thu hút, tập hợp hội viên bị hạn chế. Việc tham gia cung ứng dịch vụ công trong một số trường hợp chưa được triển khai đúng với tôn chỉ và mục đích đã đăng ký, thậm chí có trường hợp chạy theo lợi nhuận đơn thuần, hoặc lợi dụng danh nghĩa tổ chức phi lợi nhuận để trốn thuế, gây tổn hại đối với lợi ích xã hội.

Vì vậy, cần nhận thức khách quan, toàn diện về vai trò, tác dụng cũng như những hạn chế, thách thức của các tổ chức xã hội dân sự đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội; từ đó bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức, hoạt động và quản lý các tổ chức xã hội phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước.

3- Trong khi sự hình thành xã hội dân sự tại các nước tư bản phát triển là kết quả khách quan của quá trình phát triển xã hội, thì việc phát triển xã hội dân sự tại nhiều quốc gia khác lại bị tác động từ bên ngoài, dưới hình thức tài trợ “bà đỡ” của một số thế lực chính trị ở một số nước phương Tây.

Tính không tự nhiên, bị áp đặt với các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá là một trong những nguyên nhân gây ra bất ổn tại một số quốc gia. Mục tiêu của một số thế lực chính trị phương Tây “thúc đẩy” xã hội dân sự để phổ biến các “giá trị phương Tây” và với ý đồ thay đổi chế độ chính trị ở một số quốc gia. Thực tế lịch sử các sự kiện “cách mạng nhung”, “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” ở một số quốc gia gần đây cho thấy sự tham gia tích cực của một số tổ chức xã hội dân sự có quan hệ chặt chẽ với các thế lực chính trị phương Tây.

Các thế lực chính trị phương Tây thường viện dẫn các quy định về quyền tự do lập hội của mỗi người trong Tuyên bố chung về nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Công ước châu Âu về nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, nhưng cố tình lờ đi các quy định về hạn chế hoạt động của các tổ chức phi chính phủ trong chính các văn bản này. Cụ thể là, Điều 29 Tuyên bố chung và Điều 22 Hiệp ước quốc tế, Điều 11 Công ước châu Âu nêu trên cho phép luật pháp có thể đưa ra những hạn chế cần thiết đối với quyền thành lập và tham gia hội “trong một xã hội dân chủ nhằm phục vụ lợi ích an ninh quốc gia và sự bình yên trong xã hội, nhằm mục đích ngăn ngừa tình trạng mất trật tự và tội phạm, bảo vệ sức khỏe và nhân phẩm hay bảo vệ quyền lợi và tự do của những người khác”. Hơn nữa, Điều 16 Công ước châu Âu còn quy định cả chuẩn mực mà theo đó, các bên tham gia Công ước có thể đưa ra những hạn chế đối với hoạt động chính trị của người nước ngoài trong các trường hợp liên quan đến quyền tự do lập hội.

Đối với nước ta hiện nay, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, ngày càng có nhiều tổ chức xã hội dân sự được thành lập và hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có một số tổ chức là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Các tổ chức xã hội đã có nhiều đóng góp trong việc phát huy dân chủ, xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật và thực hiện giám sát, phản biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; chủ động tham gia cung ứng dịch vụ công, hỗ trợ cho hoạt động của Chính phủ trong việc phân phối và nâng cao chất lượng dịch vụ, giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo,… góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, bằng thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, các thế lực phản động quốc tế và thù địch luôn muốn tạo ra các lực lượng đối lập, chống đối Đảng Cộng sản ngay trong lòng xã hội Việt Nam. Rất cần cảnh giác với xu hướng này, vì các tổ chức xã hội dân sự kiểu này sẽ đối lập và thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước ta. Bằng các hình thức tài trợ khác nhau cho một số tổ chức xã hội dân sự, các thế lực thù địch nhằm mục đích chính trị là hậu thuẫn cho các thế lực hoạt động chống phá cách mạng nước ta; lợi dụng vấn đề tự do lập hội để tập hợp lực lượng đối trọng với Đảng, Nhà nước ta, gây sức ép và đòi đa nguyên chính trị, đa đảng nhằm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Âm mưu của các thế lực phản động quốc tế là hòng tạo ra các lực lượng đối lập, chống đối Đảng Cộng sản Việt Nam ngay trong lòng xã hội Việt Nam nên chúng tác động cho ra đời những tổ chức xã hội dân sự kiểu phương Tây để từ “phản biện” hướng đến “phản đối” và cuối cùng thành tổ chức “phản động, chống đối” Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Thực chất là các thế lực phản động phương Tây đang muốn sử dụng các tổ chức xã hội dân sự như một phương thức để “Diễn biến hòa bình” tiến tới “Diễn biến không hòa bình” (cách mạng màu) lật đổ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Kinh nghiệm sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu với vai trò tập hợp lực lượng đối lập, xây dựng “ngọn cờ” của các tổ chức xã hội dân sự đã chứng minh điều này.

Rõ ràng không phải ngẫu nhiên mà một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài thường “quan tâm” nhiều đến các địa bàn trọng điểm về an ninh chính trị – xã hội hoặc đang xảy ra các sự kiện “nhạy cảm“  liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo.

Trong bối cảnh đó, một mặt phải nâng cao cảnh giác, phát hiện kịp thời và kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu lợi dụng vấn đề xã hội dân sự của các thế lực thù địch, mặt khác cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với các tổ chức xã hội.

4- Để các thể chế của xã hội dân sự có thể phát huy tốt vai trò, tác dụng của mình đối với hội viên, thành viên và xã hội, nhất thiết phải có sự quản lý và định hướng bằng pháp luật của Nhà nước nhằm tạo ra một môi trường dân chủ lành mạnh cho sự phát triển hài hoà của toàn xã hội.

Nhìn chung phần lớn các quốc gia trên thế giới, có thể theo những chuẩn mực khác nhau, nhưng đều thực hiện việc quản lý tổ chức xã hội dân sự thông qua các quy định khá chặt chẽ và cụ thể về việc thành lập hội, tổ chức phi chính phủ. Theo đó, thường có một số nội dung như: điều kiện thành lập hội, tổ chức phi chính phủ; yêu cầu tối thiểu về điều lệ; các quy định về nghiêm cấm tư lợi trực tiếp hoặc gián tiếp; điều kiện nhận tài trợ hoặc được miễn, giảm thuế; các quy định về gây quỹ, quảng cáo v..v… Các cơ quan hữu trách của nhà nước không can thiệp trực tiếp, cụ thể vào việc xây dựng điều lệ hội, tổ chức phi chính phủ nhưng thường đưa ra quy định khung chung cho nội dung điều lệ bao gồm: tên gọi, mục đích, lĩnh vực, phạm vi hoạt động, tiêu chuẩn hội viên v.v… của các hội, tổ chức phi chính phủ. Luật pháp về hội của các nước quy định rõ ràng và cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm giám sát, kiểm tra hoạt động, nhất là về phương diện tài chính của các hiệp hội.

Ngoài các quy định pháp luật riêng về tổ chức, hoạt động của hội, tổ chức phi chính phủ, các hội còn chịu sự điều chỉnh của luật dân sự, luật thuế, luật hoạt động công ích, luật sở hữu trí tuệ, luật đăng ký kinh doanh v.v.

Đối với nước ta, thể chế quản lý tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự phải phù hợp và đáp ứng được cơ chế vận hành của thể chế chính trị: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Thể chế quản lý các tổ chức xã hội kết hợp chặt chẽ giữa tự quản của các tổ chức xã hội với quản lý của Nhà nước đối với tổ chức xã hội; phát huy tính tự quản của tổ chức xã hội trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước nhằm khắc phục tình trạng hành chính hóa, nhà nước hóa, đồng thời hạn chế tính tự phát hoặc lợi dụng danh nghĩa tổ chức xã hội để hoạt động kinh doanh kiếm lời, thậm chí vì mục đích chính trị, gây mất ổn định chính trị – xã hội.

TS. Trần Anh Tuấn

Thứ trưởng Bộ Nội vụ,

Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước