Đại tướng Võ Nguyên Giáp chia sẻ về công tác dân số.


Đại tướng Võ Nguyên Giáp chia sẻ về công tác dân số.

“Tôi nhận nhiệm vụ và tôi hoàn thành nhiệm vụ. Ngay cả việc phụ trách công tác sinh đẻ có kế hoạch cũng là nhiệm vụ”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói.

MTTNCPDaà a
——————————-

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người gần gũi Chủ tịch Hồ Chí Minh và có mặt ở những khúc quanh lịch sử quan trọng nhất. Lúc Chính phủ lâm thời vừa thành lập sau Cách mạng tháng Tám, ông là Bộ trưởng Nội vụ đầu tiên, là nhân vật quan trọng số một trong xây dựng nhà nước mới.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, ông là Tổng tư lệnh, chỉ huy trực tiếp chiến dịch Điện Biên Phủ cũng như góp phần quan trọng vào chiến thắng chung của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước với cương vị Bộ trưởng Quốc phòng… Sau những đóng góp to lớn thì ông lại trở về với công việc hết sức bình thường, giản dị.

Sau năm 1975 không bao lâu, ngày 7 tháng 2 năm 1980 , ông thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhưng vẫn tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị (đến năm 1982 ) và là Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học – Kỹ thuật . Người thay thế ông ở Bộ Quốc phòng là Đại tướng Văn Tiến Dũng – Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam , một trong những cộng sự lâu năm nhất của ông.

Từ năm 1975, sau ngày thống nhất đất nước, cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch tiếp tục được triển khai và đẩy mạnh trên phạm vi cả nước. Lần đầu tiên, các chỉ tiêu về dân số được đưa vào Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng.

Nhận thức rõ tầm quan trọng cùng với sự khó khăn, phức tạp của công tác này, năm 1983 , Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã được Đảng và Nhà nước phân công kiêm nhiệm thêm vai trò Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch khi Ủy ban này được thành lập (cùng với một số Bộ trưởng các Bộ và tổ chức khác làm phó). Khi được giao nhiệm vụ phụ trách mảng dân số, thật bất ngờ là tướng Giáp vui vẻ nhận việc.

Trong thời gian Đại tướng làm tại Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch, cùng với việc hao tổn nhân lực cũng là lúc nền kinh tế trong nước đang rơi vào thời kỳ suy thoái mạnh. Điều kiện khôi phục nguồn nhân lực khi ấy lại càng khó khăn hơn gấp bội. Bởi lẽ, trên thực tế đã xuất hiện tư tưởng phiến diện cho rằng phải đẻ thật nhiều để bù đắp sự tổn thất về người trong chiến tranh.

Nhiều người thân tình băn khoăn, lo lắng ông sẽ gặp phải những khó khăn, thách thức lớn. “Sau khi Đại tướng thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Trung ương giao làm nhiệm vụ phát triển khoa học kỹ thuật. Ông chấp hành, còn làm tốt nữa. Lúc sang Ủy ban Dân số kế hoạch hóa gia đình, dư luận bàn ra tán vào chuyện đó thế nào, Đại tướng biết cả.

Ông nói với chúng tôi trong sinh hoạt chi bộ: Đảng phân công, mình là đảng viên thì cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ…”, ông là Trần Văn Thìn, ở tổ 23 phường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên, người đã có vinh dự được ở bên Đại tướng Võ Nguyên Giáp suốt 21 năm – phần lớn cuộc đời quân ngũ của mình nói.

Là một nhà sử học, ông Dương Trung Quốc cũng đã từng mạnh dạn hỏi Đại tướng về việc từng đảm nhận chức Phó thủ tướng chỉ đạo công tác kế hoạch hoá gia đình. Đáp lại thắc mắc của ông, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói rất đơn giản: “Kế hoạch hóa gia đình cũng như vấn đề dân số là rất quan trọng với toàn thế giới chứ không riêng mình. Nhiều nước Thủ tướng phụ trách việc này. Hồi đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng bận nhiều việc nên vừa là phân công vừa là nhờ cậy tôi đảm nhận. Mà đã là nhiệm vụ thì nhiệm vụ nào cũng phải vượt qua như truyền thống của bộ đội cụ Hồ” – Đại tướng nói với một nụ cười ý nhị.

Trong một lần nói chuyện khác, Đại tướng cũng đã từng cho hay: “Tôi đã cống hiến một cách tự nguyện, đã thanh thản trong mọi thử thách, thế là tôi sống vui, sống lâu… Như vậy, tôi đã làm theo lời dạy và noi theo tấm gương của Bác Hồ là “Dĩ công vi thượng”. Tôi nhận nhiệm vụ và tôi hoàn thành nhiệm vụ. Ngay cả việc phụ trách công tác sinh đẻ có kế hoạch… cũng là nhiệm vụ”.

Là người đứng đầu ngành dân số lúc đó, tướng Giáp luôn đề cao quan điểm kinh tế gắn liền với chất lượng nhân lực. Trong thời gian công tác, Đại tướng đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc cải thiện công tác Kế hoạch hóa gia đình. Với bản lĩnh chính trị vững vàng của một nhà văn hoá lớn, Đại tướng đã làm được những gì mình nói: “Anh bộ đội cụ Hồ, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành…”.

Hoa lan phủ kín thềm nhà ngày giỗ đầu Đại tướng Võ Nguyên Giáp


Loài hoa Đại tướng rất yêu thích xuất hiện khắp nơi trong ngôi nhà 30 Hoàng Diệu (Ba Đình, Hà Nội) ngày giỗ đầu người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Nhà riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (số 30 Hoàng Diệu, Hà Nội) thắp điện sáng hơn ngày thường trong buổi tối 23/9. Theo lịch âm, đây là ngày giỗ đầu Đại tướng (30/8). Ông Võ Điện Biên, con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết, dù ngày mất của Đại tướng theo Dương lịch là 4/10 nhưng gia đình vẫn tổ chức một lễ nhỏ vào ngày âm với ý nghĩa là giỗ đầu theo quan niệm tâm linh truyền thống.

Nhà riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (số 30 Hoàng Diệu, Hà Nội) thắp điện sáng hơn ngày thường trong buổi tối 23/9. Theo lịch âm, đây là ngày giỗ đầu Đại tướng (30/8). Ông Võ Điện Biên, con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết, dù ngày mất của Đại tướng theo Dương lịch là 4/10 nhưng gia đình vẫn tổ chức một lễ nhỏ vào ngày âm với ý nghĩa là giỗ đầu theo quan niệm tâm linh truyền thống.

Nhiều người dân tới viếng Đại tướng mang theo những giỏ hoa lan - loài hoa Đại tướng khi còn sống rất yêu thích. Trên lối vào căn phòng nơi đặt bàn thờ Đại tướng, những giỏ lan đặt kín hai bên bậc thềm lên xuống.

Nhiều người dân tới viếng Đại tướng mang theo những giỏ hoa lan – loài hoa Đại tướng khi còn sống rất yêu thích. Trên lối vào căn phòng nơi đặt bàn thờ Đại tướng, những giỏ lan đặt kín hai bên bậc thềm lên xuống.

Trên ban thờ, người thân của Đại tướng chuẩn bị hai bình hoa lan nhỏ. Một giỏ lan lớn cũng được đặt trang trọng phía trước, hai bên là hai bình đựng đất Trường Sa và Vị Xuyên. "Đại tướng rất thích hoa lan vì nó gắn với những năm tháng chiến đấu trong rừng núi cùng các chiến sĩ", ông Võ Điện Biên cho biết.

Trên ban thờ, người thân của Đại tướng chuẩn bị hai bình hoa lan nhỏ. Một giỏ lan lớn cũng được đặt trang trọng phía trước, hai bên là hai bình đựng đất Trường Sa và Vị Xuyên. “Đại tướng rất thích hoa lan vì nó gắn với những năm tháng chiến đấu trong rừng núi cùng các chiến sĩ”, ông Võ Điện Biên cho biết.

Vườn lan của Đại tướng trước nhà cũng được thắp điện sáng. Trong khoảng sân giữa vườn, ghế ngồi được chuẩn bị thêm để tiếp khách đến viếng, đặt bên cạnh bộ bàn ghế đá nơi Đại tướng trước kia hay ngồi. "Đại tướng đặc biệt thích lan rừng Việt Nam và chỉ nuôi loại lan này. Nhiều người biết vậy nên cứ có dịp thăm nhà là lại mang lan rừng đến tặng", ông Võ Điện Biên chia sẻ.

Vườn lan của Đại tướng trước nhà cũng được thắp điện sáng. Trong khoảng sân giữa vườn, ghế ngồi được chuẩn bị thêm để tiếp khách đến viếng, đặt bên cạnh bộ bàn ghế đá nơi Đại tướng trước kia hay ngồi. “Đại tướng đặc biệt thích lan rừng Việt Nam và chỉ nuôi loại lan này. Nhiều người biết vậy nên cứ có dịp thăm nhà là lại mang lan rừng đến tặng”, ông Võ Điện Biên chia sẻ.

Trong buổi tối 23/9, một số người dân thủ đô đã được gia đình mời vào thắp hương cho Đại tướng.

Trong buổi tối 23/9, một số người dân thủ đô đã được gia đình mời vào thắp hương cho Đại tướng.

Gặp nhóm đoàn viên phường Khương Đình (Thanh Xuân) - những thanh niên đã tình nguyện giữ trật tự trên đường Hoàng Diệu trong những ngày người dân đổ về viếng Đại tướng một năm trước - ông Võ Hoài Nam, con trai đại tướng, ra tận cổng mời vào, tận tay châm hương cho các bạn trẻ.

Gặp nhóm đoàn viên phường Khương Đình (Thanh Xuân) – những thanh niên đã tình nguyện giữ trật tự trên đường Hoàng Diệu trong những ngày người dân đổ về viếng Đại tướng một năm trước – ông Võ Hoài Nam, con trai đại tướng, ra tận cổng mời vào, tận tay châm hương cho các bạn trẻ.

Cựu chiến binh Vũ Văn Anh (Đông Anh, Hà Nội) thắp hương trên ban thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Cựu chiến binh Vũ Văn Anh (Đông Anh, Hà Nội) thắp hương trên ban thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Một bạn trẻ rơi nước mắt khi đứng trước ban thờ Đại tướng.

Một bạn trẻ rơi nước mắt khi đứng trước ban thờ Đại tướng.

Trong khuôn viên nhà Đại tướng, những ngọn nến đã được thắp lên để tưởng nhớ người đã khuất.

Trong khuôn viên nhà Đại tướng, những ngọn nến đã được thắp lên để tưởng nhớ người đã khuất.

Hàng trăm ngọn nến được xếp thành dòng chữ "Đại tướng nhân dân bất tử".

Hàng trăm ngọn nến được xếp thành dòng chữ “Đại tướng nhân dân bất tử”.

Về khuya, nhiều người vẫn lặng lẽ tới thắp nến bày tỏ lòng nhớ thương vị tướng mà tên tuổi đã gắn liền với những chiến công hiển hách của dân tộc.

Về khuya, nhiều người vẫn lặng lẽ tới thắp nến bày tỏ lòng nhớ thương vị tướng mà tên tuổi đã gắn liền với những chiến công hiển hách của dân tộc.