Hình ảnh

A MESSAGE OF PEACE FROM YOUNG VIETNAMESE PEOPLE


aQqbMxr_700b

Tương quan kinh tế Việt Nam – Trung Quốc


 

 

 

 

 

Trung Quốc có lợi thế rõ rệt về quy mô kinh tế, dự trữ ngoại hối nhưng lại gặp bất ổn về năng lượng, lương thực, khiến họ phải đẩy mạnh thu mua từ Việt Nam và các nước láng giềng khác.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu với lượng dự trữ ngoại hối lên tới 3.800 tỷ USD, cao hơn tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nhiều quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, đất nước này đang gặp nhiều vấn đề về an ninh năng lượng, lương thực khi quy mô dân số quá đông.

Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc cho hay dân số nước này hiện trên 1,3 tỷ người, gấp gần 15 lần dân số Việt Nam. Với trữ lượng dầu mỏ khoảng 24,4 tỷ thùng theo báo cáo của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), mỗi người dân Trung Quốc chỉ được sở hữu khoảng 19 thùng dầu, thua xa Việt Nam – quốc gia đứng sau Trung Quốc về trữ lượng dầu mỏ trong khu vực Đông Á (bình quân 49 thùng dầu/người). Hoàn cảnh này đẩy Trung Quốc vào vị trí quốc gia nhập khẩu ròng dầu mỏ và nhiên liệu lớn nhất thế giới.

Ngoài ra, lượng lúa gạo sản xuất trong nước cũng không đáp ứng đủ nhu cầu, khiến Bắc Kinh đứng trước nguy cơ phải nhập khẩu gạo lớn nhất trên thế giới, báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho hay, trong đó nhập khẩu từ Việt Nam chiếm tỷ trọng một nửa.

Không ngừng thu mua nông sản và nhập khẩu tài nguyên, khoáng sản của Việt Nam, song Trung Quốc không phải là đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng đầu khi vốn FDI của quốc gia này vào Việt Nam chỉ chiếm 3%. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính do Trung Quốc đã hiện diện chủ yếu trong các dự án đầu tư với vai trò nhà thầu. Báo cáo của Viện Nghiên cứu cơ khí (Bộ Công Thương) được công bố hồi đầu tháng 4/2014 cho biết cứ 20 dự án nhiệt điện tại Việt Nam thì 15 công trình do phía Trung Quốc làm tổng thầu.

 

Thuong-mai-Dau-tu-Viet-Nam-Trung-Quoc-01-1400059731

 

 

Bắt hơn 400 đối tượng phá hoại ở Bình Dương


(NLĐO) – Ngày 14-5, Thiếu tướng Võ Thành Đức, Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương, khẳng định các cơ quan tố tụng sẽ nhanh chóng đưa những đối tượng này ra xử lý

Thiếu tướng Võ Thành Đức, Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương

Thiếu tướng Võ Thành Đức, Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương

 

Thiếu tướng Đức cho biết lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo phải xử lý nhanh những đối tượng hôi của, phá hoại các doanh nghiệp nước ngoài từ tối 13-5 đến nay. Theo thống kê ban đầu, Công an Bình Dương kết hợp với Bộ Công an đã bắt giữ hơn 400 đối tượng phá hoại, hôi của.

Theo thiếu tướng Đức, lực lượng công an đã bảo vệ các chuyên gia người Trung Quốc, Đài Loan một cách cấp bách nên không có thiệt hại đáng tiếc về người. Bình Dương có khoảng 2.000 doanh nghiệp nước ngoài, trong đó doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan là khá lớn lại nằm rải rác khắp tỉnh nên việc bảo vệ gặp không ít khó khăn.

Thiếu tướng Đức thừa nhận dù lực lượng chức năng đã làm hết sức có thể nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn bị thiệt hại nặng do các đối tượng quá khích đập phá, phóng hỏa.

Thiếu tướng Đức khuyến cáo: “Các bạn trẻ phải yêu nước một cách khôn khéo, không manh động. Việc Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào Việt Nam là việc lớn, ta phải giải quyết bằng luật pháp quốc tế và những quy định hợp tác. Đối với những người tham gia gây rối, tôi nhận định họ đã nhận thức sai lầm. Các em phải suy nghĩ cho chín chắn, làm chủ hành vi của mình”.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, ngoài toàn bộ lực lượng Công an Bình Dương tham gia bảo vệ an ninh trật tự còn có hàng ngàn chiến sĩ các tiểu đoàn trực thuộc Bộ Công an.

Hiện tình hình ở Bình Dương cơ bản đã được lực lượng chức năng kiểm soát. Tuy nhiên, ngoài đường vẫn còn rất nhiều người quá khích “đi bão” gây bất an cho dân chúng.

 

watermarked-2014b72b215c-b9bc-45b3-b59f-1a4742c38124 watermarked-2014532e0715-2f7b-4b1a-828d-fb9fdfbdb024 watermarked-201411567dfd-86b2-4b4d-a95d-43cdaa42dc77 watermarked-201430972ce3-61dc-4373-a519-c1612ed56c24