Tiêu chuẩn kép của Mỹ về hạt nhân


1609747_476031505833484_7287380520344393756_n

Mỹ là nước đầu tiên và duy nhất trong lịch sử từng sử dụng vũ khí hạt nhân. Hiện tại, Mỹ là cường quốc nắm giữ số đầu đạn hạt nhân lớn hàng đầu thế giới với khoảng 5.200 đầu đạn hạt nhân và 2.700 đầu đạn hạt nhân thường trực.

Vào 8h15′ sáng ngày 6/8/1945 (Cách đây 69 năm) – Một chiếc máy bay ném bom B-29 của Phi đoàn Không quân 509 (Quân đội Mỹ) cất cánh từ căn cứ North Field trên đảo Tinian (Tây Thái Bình Dương – Cách Nhật Bản 6 giờ bay) đã ném một quả bom nguyên tử mang mật danh “Little Boy” xuống thành phố Hiroshima (Honshu – Nhật Bản).

Vụ nổ từ quả bom có sức công phá tương đương với 13 đến 16 nghìn tấn thuốc nổ TNT và giết chết tại chỗ 70.000 người và khoảng 70.000 người khác chết sau đó vì những lý do liên quan đến vụ nổ.

Đến ngày 9/8/1945 – Cũng một chiếc B-29 khác đã ném một quả bom nguyên tử mang mật danh “Fat Man” xuống thành phố Nagasaki (Kyūshū – Nhật Bản).

Vụ nổ từ quả bom có sức công phá tương đương với 21 đến 23 nghìn tấn thuốc nổ TNT. Tuy “Fat Man” có sức công phá mạnh hơn “Little Boy” – Nhưng do địa hình có nhiều đồi núi của Nagasaki nên thiệt hại có phần nhẹ hơn so với Hiroshima. Ước tính có khoảng 40.000 người bị giết chết tại chỗ và khoảng 25.000 người khác chết sau đó vì những lý do liên quan đến vụ nổ.

Tính đến thời điểm hiện tại thì “Little Boy” và “Fat Man” đều là 2 quả bom nguyên tử duy nhất được đem ra sử dụng trong thực tế chiến đấu.
——————————————

Cho đến nay, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã áp đặt ba nghị quyết trừng phạt Iran liên quan tới chương trình hạt nhân của nước này. Oái oăm thay, 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc) – 5 nước có quyền phủ quyết các dự thảo nghị quyết – lại là 5 quốc gia được Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) xem là các quốc gia được phép sở hữu vũ khí hạt nhân. Và họ chỉ muốn hạn chế quyền sở hữu hợp pháp vũ khí hạt nhân dành riêng cho mình nên 5 quốc gia này đã cấm các quốc gia khác sở hữu vũ khí hạt nhân, trong đó có Iran.

Cấm Iran nhưng Mỹ lại chia sẻ vũ khí hạt nhân cho các nước NATO (năm 2005), ký thỏa thuận hợp tác công nghệ hạt nhân với Ấn Độ (năm 2008) mặc dù New Delhi không ký kết vào NPT, một điều kiện cần thiết để được chuyển giao công nghệ.

Bất bình trước sự bất công và vô lý đó, năm ngoái, tại Hội nghị kiểm điểm NPT ở New York, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã chỉ trích Mỹ không có tư cách tham gia bộ máy lãnh IAEA vì Mỹ là nước duy nhất trên thế giới sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, là nước duy nhất triển khai vũ khí hủy diệt ra khỏi biên giới tại Italia, Đức, Anh, Hà Lan và Nhật Bản. Hơn nữa, cho dù đang sử dụng hơn 5.000 quả bom nguyên tử nhưng cường quốc hạt nhân số 1 trên thế giới này vẫn nỗ lực tiếp tục phát triển các loại vũ khí hủy diệt mới, trong lúc đó gây sức ép buộc Tehran từ bỏ chương trình làm giàu uranium mà Tehran công bố vì mục đích hoà bình.

Trớ trêu thay, Mỹ lại là người gây dựng cơ đồ hạt nhân cho Tehran. Năm 1953, ngay sau khi Mỹ và Anh giúp đỡ vua Shah tái lập quyền thống trị tại Iran và xác định đây là đồng minh quan trọng của mình tại Trung Đông với những giếng dầu và tuyến đường vận chuyển hàng hải chiến lược, Washington đã cung cấp cho Tehran lò phản ứng hạt nhân 5-megawatt với nhiên liệu giàu uranium và xây dựng Cơ quan năng lượng hạt nhân cho quốc gia này theo chương trình hợp tác năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình. Iran là quốc gia tham gia NPT rất sớm – năm 1968. Nhưng sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979 thì Mỹ – Iran lại trở thành xung khắc nhau.

Hồi tình đồng minh còn mặn nồng, năm 1974, khi có thông tin Israel sở hữu vũ khí hạt nhân (mặc dù quốc gia này không phủ nhận hay xác nhận việc này), Iran đã đề nghị Mỹ và phương Tây biến khu vực Trung Đông thành vùng phi hạt nhân. Sau này Iran vẫn nhắc lại ý kiến này tại LHQ vào các năm 2006 và 2008 nhưng vẫn bị “bỏ ngoài tai”. Trong khi đó, đồng minh Israel của Mỹ lại luôn có ý định tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Mới đây, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thuyết phục nội các của ông phê chuẩn cuộc tấn công quân sự nhằm vào các mục tiêu thuộc chương trình vũ khí hạt nhân của Iran. Tình hình bất ổn vùng Trung Đông vừa qua đã rất nóng và vấn đề hạt nhân của Iran liệu có châm ngòi cho một Iraq nữa? Phải chăng vì sự “thiên vị”, không công bằng, sòng phẳng, minh bạch của các “ông lớn” mà trực tiếp là Mỹ hay có những ý đồ khác trong sự chèn ép Iran?

By Mặt Trận Thanh Niên Chống Phản Động Posted in Khu tranh luận

Bình luận về bài viết này