Cảnh sát Mỹ mang xe bọc thép chặn người biểu tình


“Ở Việt Nam “không có nhân quyền” nên cảnh sát mà dám quát loa giải tán đám đông, hay mời mấy thím về Lộc Hà ăn cơm gà thì chắc chắn mấy tổ chức “cuốc tế” sẽ bù lu bù loa Việt Nam vi phạm nhân quyền, bla…bla..bla.

Còn ở Mỹ – đất nước “tự do – dân chủ – nhân quyền – văn minh – lịch sự” nên cảnh sát bắn chết 1 thanh niên đang di dạo với bạn, dùng súng ngắm, xe bọc thép, lựu đạn cay để ngăn chặn một cuộc biểu tình của những người không mang vũ khí chỉ là chuyện nhỏ như con thỏ.” – Nhật Lệ

———————————————————————————————————————–

Mỹ đã huy động cảnh sát vũ trang tới chặn đám đông phẫn nộ ở Ferguson, bang Missouri sau vụ việc một sĩ quan cảnh sát bắn chết một thanh niên không mang vũ khí trên đường.

Michael Brown bị cảnh sát bắn chết chiều ngày 9/8 tại Ferguson khi đi dạo với bạn. Vụ việc thổi bùng làn sóng phẫn nộ của người dân địa phương, nguyên nhân chính của các cuộc tuần hành kéo dài nhiều ngày qua ở Ferguson. Nhằm ngăn chặn đoàn người quá khích, cảnh sát vũ trang với xe bọc thép, súng ngắm được huy động tới chặn đoàn người quá khích, RT đưa tin. Ảnh: Reuters

Michael Brown bị cảnh sát bắn chết chiều ngày 9/8 tại Ferguson khi đi dạo với bạn. Vụ việc thổi bùng làn sóng phẫn nộ của người dân địa phương, nguyên nhân chính của các cuộc tuần hành kéo dài nhiều ngày qua ở Ferguson. Nhằm ngăn chặn đoàn người quá khích, cảnh sát vũ trang với xe bọc thép, súng ngắm được huy động tới chặn đoàn người quá khích, RT đưa tin. Ảnh: Reuters

Đây là những loại vũ khí Lầu Năm Góc cấp cho chính quyền các địa phương theo chương trình 1033 nhằm tăng cường an ninh để ngăn chặn nguy cơ khủng bố. Tuy nhiên, chính quyền Ferguson đang sử dụng chúng để chặn những người phản đối hành vi của cảnh sát. Ảnh: Reuters

Đây là những loại vũ khí Lầu Năm Góc cấp cho chính quyền các địa phương theo chương trình 1033 nhằm tăng cường an ninh để ngăn chặn nguy cơ khủng bố. Tuy nhiên, chính quyền Ferguson đang sử dụng chúng để chặn những người phản đối hành vi của cảnh sát. Ảnh: Reuters

watermarked-eb707844-4b0c-42d5-a54b-48c3b4d8640d-460x276

Cảnh sát sử dụng súng ngắm trên nóc một chiếc xe bọc thép chặn phía trước đoàn người biểu tình. Ảnh: Reuters

Cảnh sát sử dụng súng ngắm trên nóc một chiếc xe bọc thép chặn phía trước đoàn người biểu tình. Ảnh: Reuters

Một người không vũ khí tiến lại trước mũi súng của cảnh sát vũ trang. Ảnh: Getty

Một người không vũ khí tiến lại trước mũi súng của cảnh sát vũ trang. Ảnh: Getty

Vỏ đạn từ súng của cảnh sát vương vãi trên đường. Ảnh: Twitter

Vỏ đạn từ súng của cảnh sát vương vãi trên đường. Ảnh: Twitter

Cảnh sát bắn lựu đạn hơi cay để giải tán đám đông quá khích. Ảnh: Reuters

Cảnh sát bắn lựu đạn hơi cay để giải tán đám đông quá khích. Ảnh: Reuters

Họ lượm lại chúng ném về phía cảnh sát. Ảnh: Reuters

Họ lượm lại chúng ném về phía cảnh sát. Ảnh: Reuters

Phần lớn những người biểu tình ôn hòa không mang vũ khí. Ảnh: Reuters

Phần lớn những người biểu tình ôn hòa không mang vũ khí. Ảnh: Reuters

Ngược lại, cảnh sát chống bạo động được vũ trang kỹ lưỡng. Ảnh: Reuters

Ngược lại, cảnh sát chống bạo động được vũ trang kỹ lưỡng. Ảnh: Reuters

Ngược lại, cảnh sát chống bạo động được vũ trang kỹ lưỡng. Ảnh: Reuters

Ngược lại, cảnh sát chống bạo động được vũ trang kỹ lưỡng. Ảnh: Reuters

Phương tiện chống bạo động của cảnh sát Ferguson (màu đen).

Phương tiện chống bạo động của cảnh sát Ferguson (màu đen).

 Một người dùng Twitter so sánh nó với loại thiết bị mà quân đội Mỹ sử dụng trong chiến dịch quân sự ở Iraq.

Một người dùng Twitter so sánh nó với loại thiết bị mà quân đội Mỹ sử dụng trong chiến dịch quân sự ở Iraq.

Nhiều người so sánh hoạt động chống người biểu tình đang diễn ra ở Mỹ giống với các trận chiến của quân đội Mỹ với các tay súng Taliban trên đất Iraq.

Nhiều người so sánh hoạt động chống người biểu tình đang diễn ra ở Mỹ giống với các trận chiến của quân đội Mỹ với các tay súng Taliban trên đất Iraq.

Nhiều người so sánh hoạt động chống người biểu tình đang diễn ra ở Mỹ giống với các trận chiến của quân đội Mỹ với các tay súng Taliban trên đất Iraq.

Nhiều người so sánh hoạt động chống người biểu tình đang diễn ra ở Mỹ giống với các trận chiến của quân đội Mỹ với các tay súng Taliban trên đất Iraq.

Hình ảnh

A MESSAGE OF PEACE FROM YOUNG VIETNAMESE PEOPLE


aQqbMxr_700b

Tương quan kinh tế Việt Nam – Trung Quốc


 

 

 

 

 

Trung Quốc có lợi thế rõ rệt về quy mô kinh tế, dự trữ ngoại hối nhưng lại gặp bất ổn về năng lượng, lương thực, khiến họ phải đẩy mạnh thu mua từ Việt Nam và các nước láng giềng khác.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu với lượng dự trữ ngoại hối lên tới 3.800 tỷ USD, cao hơn tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nhiều quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, đất nước này đang gặp nhiều vấn đề về an ninh năng lượng, lương thực khi quy mô dân số quá đông.

Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc cho hay dân số nước này hiện trên 1,3 tỷ người, gấp gần 15 lần dân số Việt Nam. Với trữ lượng dầu mỏ khoảng 24,4 tỷ thùng theo báo cáo của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), mỗi người dân Trung Quốc chỉ được sở hữu khoảng 19 thùng dầu, thua xa Việt Nam – quốc gia đứng sau Trung Quốc về trữ lượng dầu mỏ trong khu vực Đông Á (bình quân 49 thùng dầu/người). Hoàn cảnh này đẩy Trung Quốc vào vị trí quốc gia nhập khẩu ròng dầu mỏ và nhiên liệu lớn nhất thế giới.

Ngoài ra, lượng lúa gạo sản xuất trong nước cũng không đáp ứng đủ nhu cầu, khiến Bắc Kinh đứng trước nguy cơ phải nhập khẩu gạo lớn nhất trên thế giới, báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho hay, trong đó nhập khẩu từ Việt Nam chiếm tỷ trọng một nửa.

Không ngừng thu mua nông sản và nhập khẩu tài nguyên, khoáng sản của Việt Nam, song Trung Quốc không phải là đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng đầu khi vốn FDI của quốc gia này vào Việt Nam chỉ chiếm 3%. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính do Trung Quốc đã hiện diện chủ yếu trong các dự án đầu tư với vai trò nhà thầu. Báo cáo của Viện Nghiên cứu cơ khí (Bộ Công Thương) được công bố hồi đầu tháng 4/2014 cho biết cứ 20 dự án nhiệt điện tại Việt Nam thì 15 công trình do phía Trung Quốc làm tổng thầu.

 

Thuong-mai-Dau-tu-Viet-Nam-Trung-Quoc-01-1400059731

 

 

Bắt hơn 400 đối tượng phá hoại ở Bình Dương


(NLĐO) – Ngày 14-5, Thiếu tướng Võ Thành Đức, Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương, khẳng định các cơ quan tố tụng sẽ nhanh chóng đưa những đối tượng này ra xử lý

Thiếu tướng Võ Thành Đức, Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương

Thiếu tướng Võ Thành Đức, Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương

 

Thiếu tướng Đức cho biết lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo phải xử lý nhanh những đối tượng hôi của, phá hoại các doanh nghiệp nước ngoài từ tối 13-5 đến nay. Theo thống kê ban đầu, Công an Bình Dương kết hợp với Bộ Công an đã bắt giữ hơn 400 đối tượng phá hoại, hôi của.

Theo thiếu tướng Đức, lực lượng công an đã bảo vệ các chuyên gia người Trung Quốc, Đài Loan một cách cấp bách nên không có thiệt hại đáng tiếc về người. Bình Dương có khoảng 2.000 doanh nghiệp nước ngoài, trong đó doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan là khá lớn lại nằm rải rác khắp tỉnh nên việc bảo vệ gặp không ít khó khăn.

Thiếu tướng Đức thừa nhận dù lực lượng chức năng đã làm hết sức có thể nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn bị thiệt hại nặng do các đối tượng quá khích đập phá, phóng hỏa.

Thiếu tướng Đức khuyến cáo: “Các bạn trẻ phải yêu nước một cách khôn khéo, không manh động. Việc Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào Việt Nam là việc lớn, ta phải giải quyết bằng luật pháp quốc tế và những quy định hợp tác. Đối với những người tham gia gây rối, tôi nhận định họ đã nhận thức sai lầm. Các em phải suy nghĩ cho chín chắn, làm chủ hành vi của mình”.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, ngoài toàn bộ lực lượng Công an Bình Dương tham gia bảo vệ an ninh trật tự còn có hàng ngàn chiến sĩ các tiểu đoàn trực thuộc Bộ Công an.

Hiện tình hình ở Bình Dương cơ bản đã được lực lượng chức năng kiểm soát. Tuy nhiên, ngoài đường vẫn còn rất nhiều người quá khích “đi bão” gây bất an cho dân chúng.

 

watermarked-2014b72b215c-b9bc-45b3-b59f-1a4742c38124 watermarked-2014532e0715-2f7b-4b1a-828d-fb9fdfbdb024 watermarked-201411567dfd-86b2-4b4d-a95d-43cdaa42dc77 watermarked-201430972ce3-61dc-4373-a519-c1612ed56c24

BIỂU TÌNH, LỢI VÀ HẠI


 

watermarked-557332_252269248209712_27527429_n (1)

Chả mấy ai chịu tìm hiểu khái niệm trước khi tham dự sinh hoạt chính trị để suy xét về Lợi – Hại & dành ra 5′ phân vân: Nên – Không nên?!

Biểu tình, tuần hành.. là sản phẩm du nhập từ phương Tây, quê hương của nền chính trị nghị trường đa nguyên, cái nôi của nền công nghiệp. Ý thức chính trị, thái độ công dân, phương pháp thể hiện chính kiến & quan điểm xã hội của người dân phương Tây khác xa với người phương Đông.

1/ Ý thức kỷ luật tự giác: Dù ở giữa rừng, không có chỉ huy, dù là kẻ bại trận.. nhưng cứ từ 3 người trở lên là lính Đức đi đều. Dù nửa đêm đường phố vắng ngắt nhưng xe vẫn dừng trước đèn đỏ ở Stockhom, London..

2/ Đặc thù chính trị: Các đảng ít mang tính lý tưởng như tên gọi, tôn chỉ mà là đại diện cho 1 nhóm tài phiệt tư bản nhất định (tương đồng quyền lợi). Các đảng cần quần chúng để tạo hiệu ứng đám đông nhằm tranh giành cử tri. Vì thế, biểu tình được các đảng mê mẩn & khai thác tối đa.

3/ Đặc điểm xã hội: Với nền công nghiệp có bề dày 500 năm nên các công đoàn, nghiệp đoàn, hiệp hội có vị trí, vai trò rất lớn. Dù là đại diện cho công nhân nhưng các lãnh đạo công đoàn, nghiệp đoàn, hiệp hội lại là những nhà hoạt động xã hội chuyên nghiệp. Điều tiết, giảm thiểu xung đột lợi ích giữa giới chủ với công nhân đã làm nên vị thế của các nhà hoạt động XH này. Khi cần gây sức ép lên chính phủ, các nhà hoạt động XH sẽ sử dụng CN để tạo áp lực quần chúng.

Do đó, biểu tình ở phương Tây là chuyện cơm bữa, nhàm đến nỗi báo chí chả thèm đăng, chính phủ chẳng đoái hoài bận tâm. Mọi chuyện giao phó cho cảnh sát. Bất cứ cuộc biểu tình nào cũng có mặt các chú Polic vạm vỡ, đằng đằng sát khí, dùi cui lăm lăm, vòi rồng chực sẵn & súng bắn hơi cay dày đặc. Mời các vị vô tư biểu tình!

Cũng có những cuộc biểu tình không bị trấn áp: Từ 1968 – 1973, ở châu Âu có hơn 25.000 cuộc biểu tình với hơn 600 triệu lượt người tham gia để phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ. Vì đây là sự thịnh nộ của lương tâm, ít có bóng dáng đảng phái/tôn giáo/công đoàn đóng vai trò chủ động nên các chính phủ châu Âu dù thân Mỹ hay không cũng không dám đàn áp vì rất có nguy cơ bùng nổ xã hội.

Tóm lại, biểu tình luôn do 1 tổ chức chính trị, thủ lĩnh hoạt động XH tổ chức với mục tiêu rõ ràng & những toan tính cụ thể. Chưa hề có bất cứ 1 cuộc biểu tình nào do nhà cầm quyền phát động (dù đất nước lâm nguy) vì không bao giờ đạt được bất cứ thành quả nào thông qua biểu tình. Dù 5 tỉ người trên hành tinh đi biểu tình phản đối, Mỹ vẫn cứ đánh 1 nước nào đó mà Mỹ muốn. Từ 1968 – 1973, dù > 25.000 cuộc biểu tình rầm rộ khắp các thành phố lớn châu Âu nhưng ở VN vẫn có hàng triệu tấn bom rơi, hàng trăm ngàn trận đánh lớn nhỏ đẫm máu & quyết định thắng bại nằm ở 2 vế: Thành quả chiến trường & nghệ thuật ngoại giao quốc tế (kể cả trên bàn đàm phán). Biểu tình là công cụ mà kẻ tổ chức lợi dụng sức mạnh đám đông nhắm vào chính phủ. Các cuộc biểu tình ở đô thị miền Nam trước 1975 luôn có bàn tay cộng sản & họ đã thành công khi:

1/ Lăng nhục chế độ Thiệu là chó săn của Mỹ giữa thanh thiên bạch nhật.

2/ Đánh thức, kích động tinh thần chống Mỹ ngụy trong giới trẻ & nhân dân. Tạo bất ổn xã hội, chi phối sức kiểm soát an ninh của đối phương.
(Biểu tình => Đàn áp => Thương tích => Căm hờn => Cộng sản có lợi).

3/ Gạn lọc những nhân tố tích cực hăng hái để bổ sung cho chiến trường.

Rõ ràng, không có bất cứ cuộc biểu tình nào mang ý nghĩa Quốc gia <=> Quốc gia đạt được thành tựu. Nó chỉ là dịp phô trương thanh thế, uy lực của 1 đảng phái nào đó muốn quảng bá hình ảnh trước công chúng (nực cười trong các cuộc biểu tình ở Phi, Hàn, Thái.. đòi Nhật bồi thường cho những phụ nữ bị sử dụng làm nô lệ tình dục trong chiến tranh thế giới thứ 2. Khi cuộc biểu tình thu hút được sự chú ý đám đông, các đảng viên của đảng tổ chức BT chạy đi phát tờ rơi: “Hãy bỏ phiếu cho XYZ..”).

Các cuộc biểu tình phản chiến sôi sục ở Mỹ chỉ lờ mờ bóng dáng lương tri (theo nghĩa phổ quát) mà đậm tính thực dụng kiểu Mỹ. Trước chiến tranh VN, Mỹ không áp dụng chế độ quân dịch mà thanh niên tự nguyện đi lính như 1 nghề kiếm sống. Từ 1965, quân dịch bắt buộc cho cả các trường đại học. Vì sợ chết vô nghĩa, sinh viên chỉ còn 2 chọn lựa: Hoặc là trốn đi nước khác như Bill Clinton hoặc xuống đường như hàng chục triệu sinh viên không có cửa trốn. Phụ huynh cũng xuống đường vì họ xót con em đang làm tấm bia thịt cho Việt Cộng. Dĩ nhiên, các cuộc biểu tình khiến các nhà sản xuất vũ khí/lái buôn chiến tranh bực mình. Vậy là nền Dân Chủ Mỹ thẳng tay quật dùi cui vào đầu Hòa Bình (xịt máu).

Trở lại vụ 05/06 & 12/06. Bất cứ người VN ngay ngắn tử tế nào cũng uất ức phẫn nộ trước sự lưu manh, đê tiện & ngang ngược của lũ hiếu chiến, bá quyền, bành trướng trong bộ máy cầm quyền Trung Quốc (giới chính trị, quân sự chóp bu TQ không phải ai cũng hung hăng). Nhưng nếu ta có trong đầu chất gì đó gọi là não & não kia có vài nếp nhăn của cái gọi là trí tuệ thì ai cũng hiểu, nguy cơ chiến tranh còn xa. Muốn giành lại chủ quyền thiêng liêng thì không còn con đường nào khác ngoài 2 yếu tố: Thành quả chiến trường & nghệ thuật ngoại giao quốc tế! Đó là công thức bất di bất dịch cho bất cứ xung đột nào. Muốn thắng trên chiến trường phải có nền quốc phòng mạnh. Muốn có quốc phòng mạnh, kinh tế phải phát triển. Muốn phát triển kinh tế phải ổn định xã hội.

Trước đó 10 ngày, Việt Tân phát đi lời hô hào biểu tình, lên kế hoạch tài chính (dự trù 30 – 50.000 người, chi phí in áo, cờ, biểu ngữ, ăn uống, tàu xe, liên lạc, thưởng khích lệ tinh thần.. ~ 200usd/người), khai thác tối đa ưu thế internet, cho chân rết len lỏi vào các trường đại học, lợi dụng chân gỗ trên các diễn đàn có ban quản trị lỏng lẻo, yếu kém để xách động cộng đồng. Hầu hết người tham gia đều trẻ nên đừng bảo họ không biết internet & lời hiệu triệu của Việt Tân, càng đừng nên nói dân IT mà không biết Việt Tân là gì (như lời thanh minh về sau). Nhà cầm quyền dù chả hứng thú gì với những hành vi phổi bò hăng tiết vịt của đám nông cạn, hời hợt nhưng cũng lỏng tay cho nó diễn ra nhằm các mục đích:

1/ Việt Tân bộc lộ lực lượng (qua tổ chức/vận động/hậu cần/điều hành..)

2/ Cho đám đông xả xì trét. Tiện thể lấy đó làm thành quả để mà khoe: “Ờ.. tao cũng dân chủ chớ bộ?!” nếu lỡ mai này có thằng nào rỗi mồm hạch hỏi về nhân quyền, dân quyền chi đó (Mỹ ưa chơi trò này).

3/ Luyện tay nghề cho l.l an ninh lâu nay rỗi việc (thiếu cọ xát thực tiễn)

4/ Lấy tiếng với thế giới & đánh động các lân bang đồng cảnh ngộ.

Kết cục, những kẻ đi biểu tình/tuần hành tẽn tò quê độ khi hình ảnh họ phơi mặt trên báo Vichoco bên cạnh các khẩu hiệu sặc mùi xú uế. May mà họ còn biết ngượng (dù vẫn cố thanh minh, gỡ gạc). Chỉ xót xa thương Hoàng Lan đột tử vì lời trù ẻo của Khoằm, thảm hại cho CCB dỏm Mai Thanh Hải & 1 nhúm mấy em rận trở nên bơ vơ hơn lúc nào hết vì đã hoàn toàn lộ mặt trước cộng đồng yêu nước Việt thật thà & thông minh. (Bài này vốn dĩ là 1 comment nhưng thấy các blog ‘bạn’ hát ca khen ngợi biểu tình nên dời ra đây để cộng đồng tiện theo dõi & tranh luận)
——————————-
Tác giả: Lê Vũ